200 DN Việt 'không có cửa' cung ứng chuỗi mới cho Samsung

TPO - "Đây là nỗi buồn của nền kinh tế bởi tại sao không phải 200 doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi giá trị của Samsung mà lại lại doanh nghiệp ngoại? Câu hỏi này cứ dằn vặt tôi mãi", Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc chia sẻ. 

Tại họp báo chiều 3/7, trước thềm Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ 2018, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã trao đổi những vấn đề chính tại diễn đàn với đồng chủ tịch VBF.

Chủ tịch VCCI cho biết, thương mại thế giới nửa đầu năm 2018 tiếp tục các diễn biến phức tạp vốn đã xuất hiện từ 2017, nhưng càng lúc càng căng thẳng hơn. Đáng chú ý nhất là các biện pháp thuế đối với nhôm, thép và những căng thẳng trong thương mại và đầu tư Mỹ-Trung.

Trong bối cảnh này, tin mừng là thương mại và đầu tư Việt Nam cho đến nay vẫn tương đối ổn định. Hoạt động xuất khẩu không bị biến động lớn, thậm chí tăng nhẹ so với 2017. Xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI vẫn là động lực chính, chiếm 70% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài cũng diễn ra ổn định, bình thường.

200 DN Việt 'không có cửa' cung ứng chuỗi mới cho Samsung ảnh 1

Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên trao quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư, ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư cho 50 dự án với tổng số vốn khoảng 46.700 tỷ đồng. Ảnh: Phạm Anh

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đầu tư trong nước tăng nhẹ, trong 6 tháng đầu năm đã có hơn 64.500 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là gần  649.000 tỷ đồng. Năm tháng đầu năm, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài 9,9 tỷ USD, trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có 1.076 dự án mới với tổng vốn đăng ký là 4,66 tỷ USD.

Tuy nhiên, Chủ tịch VCCI cũng bày tỏ những quan ngại nhất định. Trước hết, tăng trưởng xuất khẩu giảm dần qua các tháng, đầu tư nước ngoài (vốn đăng ký mới và vốn đăng ký bổ sung) giảm. Theo ông Lộc, sau 30 năm thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tính lan toả, liên kết, cũng như chất lượng vốn ngoại vào Việt Nam chưa đạt như kỳ vọng.

Ông Lộc dẫn chứng, tại hội nghị xúc tiến đầu tư tại Thái Nguyên diễn ra cuối tuần trước, Samsung cho biết sắp tới sẽ có khoảng 200 doanh nghiệp nước ngoài cung ứng của tập đoàn vào Việt Nam.

Việc này, theo ông Lộc có thể giúp Thái Nguyên có thêm được dòng vốn ngoại, song xét ở khía cạnh phát triển công nghiệp phụ trợ trong nước thì lại là nỗi buồn của doanh nghiệp nội. "Đây là nỗi buồn của nền kinh tế bởi tại sao không phải 200 doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi giá trị của Samsung mà lại lại doanh nghiệp ngoại? Câu hỏi này cứ dằn vặt tôi mãi", ông chia sẻ. 

Thực tế, trước đây đã có một số doanh nghiệp trong nước vào được chuỗi cung ứng cho Samsung, nhưng chủ yếu chỉ đủ năng lực cung cấp bao bì, vỏ hộp, ốc vít... 

Vì lẽ đó, một lần nữa VBF giữa kỳ 2018 lại chọn chủ đề này để thảo luận. 

Chủ tịch VCCI thừa nhận, trong khi doanh nghiệp nội địa phàn nàn chuyện đối tác ngoại không chịu chia sẻ, hợp tác để “dẫn dắt” họ tham gia vào chuỗi sản xuất, cùng hợp tác vì lợi ích chung thì các đại gia ngoại lại viện lý do năng lực doanh nghiệp trong nước yếu để từ chối. “Do đó, mãi nhiều năm mà câu chuyện liên kết vẫn cứ nhắc đi nhắc lại nhiều lần mà không có nhiều cải thiện”, ông Lộc phân tích.

Để thúc đẩy sự liên kết giữa hai khu vực kinh tế quan trọng của nền kinh tế, ông Lộc đề xuất phải có ngay giải pháp để doanh nghiệp trong nước lớn lên, vươn lên trở thành nhà cung ứng cho Samsung cũng như các doanh nghiệp FDI khác đang có cơ sở đầu tư tại Việt Nam.

Một trong số giải pháp, vị này đề nghị, cần thiết kế mô hình hợp tác để doanh nghiệp nội địa trở thành chuỗi cung ứng mẫu tại Việt Nam. Với Samsung, tập đoàn này có thể mở quỹ hỗ trợ nâng cao trình độ kỹ thuật, công nghệ và quản trị cho doanh nghiệp để bắt kịp và kết nối.

“Có thể bắt đầu bằng những ngành hàng cụ thể, từ đó sẽ lựa chọn đối tượng tiềm năng để kết nối với doanh nghiệp FDI. Việc cắm rễ thông qua những doanh nghiệp trong nước là cách thức phát triển bền vững nhất”, ông Lộc khẳng định.

Ông Tomaso Andreaatta, đồng chủ tịch VBF bày tỏ sự đồng thuận với ý kiến của chủ tịch VCCI. Theo ông Tomaso, các công ty Việt Nam cần có trình độ quản lý cấp quốc tế, cấp trung, cần các trường đào tạo, các công ty dịch vụ, ngân hàng, bảo hiểm, công nghệ,...

Theo đồng chủ tịch VBF Tomaso, để giúp nền kinh tế Việt Nam và các DN phát triển, trước hết, Việt Nam cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực lao động chất lượng cao ngay từ khi còn ngồi ghế nhà trường.

Mặt khác, giảm gánh nặng thuế và hải quan sẽ giúp giải phóng nguồn lực cho các công ty trong nước để đầu tư vào kiến thức và công nghệ, thu hút các công ty nước ngoài sản xuất cho thị trường nội địa, mở cánh cửa hợp tác giữa hai bên.

Với bất kỳ sự thử nghiệm nào, ông Tomasso nói, sẽ tốn thời gian nhưng nên làm để các doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao chất lượng sản phẩm cung ứng phụ trợ, rút ngắn khoảng cách và vào được mạng lưới của doanh nghiệp nước ngoài.

“Chúng tôi sẵn sàng tham gia sự hỗ trợ này để có được sự kết nối tốt hơn giữa doanh nghiệp FDI và trong nước”, ông Tomaso chia sẻ.

MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.