Kinh tế Việt Nam 2023: Kỷ lục ấn tượng và điều chưa từng có

Kinh tế Việt Nam 2023: Kỷ lục ấn tượng và điều chưa từng có

TPO - Năm 2023, tăng trưởng GDP đạt trên 5%, nhiều tập đoàn lớn của thế giới đến Việt Nam và đã có doanh nghiệp Việt Nam niêm yết thành công trên sàn chứng khoán Mỹ. Tuy nhiên, trong năm ghi nhận tình trạng thiếu điện xảy ra nghiêm trọng, lãi suất giảm chưa từng có, giá vàng xô đổ mọi kỷ lục, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp bị bắt...
Kinh tế Việt Nam 2023: Kỷ lục ấn tượng và điều chưa từng có ảnh 1

Dự báo cả năm nay, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt khoảng trên 5%, dù thấp hơn chỉ tiêu đề ra (khoảng 6,5%) nhưng vẫn là mức khá cao so với nhiều nước trên thế giới và khu vực. Tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân cả năm ước khoảng 3,5%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu khoảng 4,5%.

Kinh tế Việt Nam 2023: Kỷ lục ấn tượng và điều chưa từng có ảnh 2

Thu ngân sách nhà nước dự kiến vượt 3-4% dự toán được giao. Dù xuất khẩu lỗi hẹn mục tiêu tăng trưởng 6%, nhưng cán cân thương mại tiếp tục xuất siêu năm thứ 8 liên tiếp với mức thặng dư ước đạt 26 tỷ USD, tăng gần gấp 3 lần năm 2022. Đầu tư công tăng tốc, trở thành động lực chính cho phục hồi và tăng trưởng kinh tế năm nay. Trong 11 tháng, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giải ngân vượt mốc 20 tỷ USD, cao nhất trong giai đoạn 2018-2023.

Nông nghiệp tiếp tục là trụ đỡ của nền kinh tế, dự kiến cả năm xuất khẩu toàn ngành đạt mục tiêu 54 tỷ USD. Xuất khẩu rau quả có màn ngược dòng lập kỷ lục ấn tượng với kim ngạch đạt 5,6 tỷ USD, tạo nên sự bất ngờ này phải kể đến việc thị trường Trung Quốc mở cửa, đặc biệt nhất là sầu riêng xuất khẩu chính ngạch đã lập con số kỷ lục hơn 2,2 tỷ USD, trở thành mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất của ngành rau quả Việt Nam.

Kinh tế Việt Nam 2023: Kỷ lục ấn tượng và điều chưa từng có ảnh 3

20h ngày 15/8 (giờ Việt Nam), tại sàn Nasdaq - Mỹ, VinFast chính thức niêm yết với mã giao dịch VFS. Đây là lần đầu tiên một doanh nghiệp Việt niêm yết thành công trên thị trường chứng khoán lớn nhất nhì nước Mỹ và thế giới. Công ty có giá trị vốn hoá hơn 23 tỷ USD.

Kinh tế Việt Nam 2023: Kỷ lục ấn tượng và điều chưa từng có ảnh 4

Sự kiện rung chuông tại Nasdaq là cột mốc lịch sử trong lộ trình phát triển của VinFast, truyền cảm hứng cho các thương hiệu Việt Nam tiến ra thế giới. Với giá 22 USD/cổ phiếu, tương đương mức định giá xấp xỉ 50 tỷ USD, đây trở thành sự kiện nóng của truyền thông trong nước và quốc tế. Sau niêm yết, vốn hóa VinFast có lúc chạm mốc 200 tỷ USD.

Kinh tế Việt Nam 2023: Kỷ lục ấn tượng và điều chưa từng có ảnh 5

Năm 2023 đánh dấu mốc 35 năm Việt Nam mở cửa thu hút FDI. Nguồn vốn FDI vào Việt Nam tăng từ con số ít ỏi 2 triệu USD năm 1988 lên gần 29 tỷ USD vào cuối năm nay. Nhiều dự án FDI mở rộng đầu tư, dự án mới quy mô lớn chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất, như: Dự án tổ hợp công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar Hải Hà với quy mô 1,5 tỷ USD; mở rộng nhà máy LG Innotek tại Hải Phòng 1 tỷ USD; nhà máy Lite-On Quảng Ninh trị giá gần 700 triệu USD…

Kinh tế Việt Nam 2023: Kỷ lục ấn tượng và điều chưa từng có ảnh 6

Năm qua, lãnh đạo các tập đoàn, những phái đoàn doanh nghiệp lớn nhất từ trước đến nay đến Việt Nam để tìm hiểu cơ hội đầu tư kinh doanh. “Đại bàng” đánh giá cao tiềm năng, tính cạnh tranh của Việt Nam trên bản đồ đầu tư thế giới. Chủ tịch Nvidia cam kết lập pháp nhân tại Việt Nam. Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Mỹ cho rằng, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn nhất của các nhà đầu tư Mỹ trong lĩnh vực bán dẫn và có thể đóng vai trò đối tác chiến lược trong cung cấp nguồn nhân lực.

Kinh tế Việt Nam 2023: Kỷ lục ấn tượng và điều chưa từng có ảnh 7

Giá vàng miếng SJC xô đổ mọi kỷ lục lịch sử, những ngày qua giá vàng tăng cao nhất tới hơn 80 triệu đồng/lượng, cao hơn giá vàng thế giới gần 20 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 của các thương hiệu vàng cũng tăng lên mức cao chưa từng thấy với hơn 64 triệu đồng/lượng.

Trước diễn biến mới của giá vàng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ quan chức năng phối hợp với Ngân hàng Nhà nước khẩn trương đánh giá toàn diện thị trường vàng, xử lý nghiêm hành vi thao túng.

Kinh tế Việt Nam 2023: Kỷ lục ấn tượng và điều chưa từng có ảnh 8

Theo giới phân tích, giá vàng thất thường xuất phát từ việc nhiều năm nay Ngân hàng Nhà nước độc quyền và không nhập khẩu vàng miếng SJC. Khan hiếm nguồn cung khiến giá vàng trong nước “một mình một chợ”. Cuối năm 2022, đầu năm 2023, cơ quan chức năng phá nhiều đường dây tuồn vàng lậu vào Việt Nam và lãnh đạo doanh nghiệp vàng bị khởi tố. Nhiều tổ chức quốc tế, chuyên gia cũng có kiến nghị sửa đổi quy định về nhập khẩu kinh doanh vàng.

Kinh tế Việt Nam 2023: Kỷ lục ấn tượng và điều chưa từng có ảnh 9

Thị trường bất động sản gặp khó khăn từ giữa năm 2022 và kéo dài đến hết năm nay. Chính phủ đã vào cuộc quyết liệt nhằm giải cứu và khôi phục thị trường bất động sản. Đặc biệt, Chính phủ đã thành lập tổ công tác trực thuộc Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, mỗi địa phương cũng thành lập tổ công tác do Chủ tịch UBND tỉnh đứng đầu. Điển hình, đến nay TPHCM đã giải quyết được 67 dự án (tương đương 37,2%) so với số lượng 180 dự án ban đầu. Hà Nội đã chỉ đạo và giải quyết được 419 dự án.

Năm 2023 ghi nhận sự kiện Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và Luật Nhà ở (sửa đổi) được Quốc hội thông qua, trở thành khung pháp lý quan trọng, với nhiều quy định mới đáng chú ý, đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của các bên tham gia, giúp thị trường thêm minh bạch, bền vững. Hai luật mới sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

Kinh tế Việt Nam 2023: Kỷ lục ấn tượng và điều chưa từng có ảnh 10
Kinh tế Việt Nam 2023: Kỷ lục ấn tượng và điều chưa từng có ảnh 11

Nếu như năm 2022 là cuộc đua phá đỉnh lãi suất thì năm 2023 lại là đường chạy về đáy của lãi suất, đưa mặt bằng lãi suất thậm chí còn thấp hơn trước đại dịch COVID-19. Ngân hàng Nhà nước đã 4 lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành với tổng mức giảm từ 0,5-2%/năm.

Kinh tế Việt Nam 2023: Kỷ lục ấn tượng và điều chưa từng có ảnh 12

Việc giảm lãi suất điều hành sẽ tạo điều kiện để các ngân hàng thương mại giảm lãi suất huy động, từ đó giảm lãi suất cho vay. So với hồi tháng 3, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng dao động từ 7%/năm đến trên 10%/năm thì đến tháng 12 không còn xuất hiện lãi suất kỳ hạn 6%/năm ở kỳ hạn 12 tháng nữa. Tính đến cuối tháng 12, lãi suất tiền gửi tiết kiệm 1-3 tháng được các ngân hàng đưa về mức 2,2- 4,45%/năm, kỳ hạn 6-9 tháng trong khoảng 3,9-5,3%/năm, kỳ hạn 12 tháng trong khoảng 3,8-5,6%/năm.

Kinh tế Việt Nam 2023: Kỷ lục ấn tượng và điều chưa từng có ảnh 13

Có 9 dự án đường bộ thuộc cao tốc Bắc - Nam hoàn thành và đưa vào khai thác, gồm: Mai Sơn - Quốc lộ 45; Quốc lộ 45 - Nghi Sơn; Nghi Sơn - Diễn Châu; Nha Trang - Cam Lâm; Vĩnh Hảo - Phan Thiết; Phan Thiết - Dầu Giây; Mỹ Thuận - Cần Thơ; tuyến cao tốc liên vùng Tuyên Quang - Phú Thọ nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai; cầu Mỹ Thuận 2. Hoàn thành dự án mở rộng sân bay Điện Biên và xây mới nhà ga T2 sân bay Phú Bài, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Nhiều dự án giao thông lớn được khởi công xây dựng, như: Cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 (12 dự án thành phần); các công trình thiết yếu Dự án sân bay Long Thành (Đồng Nai); khởi công nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất (TPHCM); Vành đai 4 Hà Nội; Vành đai 3 TPHCM; cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột; cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu; cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng…

Như vậy trong năm nay có thêm hơn 420 km đường bộ cao tốc đưa vào khai thác, nâng tổng số chiều dài đường cao tốc cả nước đã hoàn thành lên gần 1.900 km. Giai đoạn 2021 - 2025, Đảng và Nhà nước xác định đầu tư hạ tầng giao thông là 1 trong 3 khâu đột phá chiến lược nên được ưu tiên nguồn lực đầu tư, đặt mục tiêu đạt 3.000 km đường bộ cao tốc vào năm 2025 và 5.000 km vào năm 2030.

Kinh tế Việt Nam 2023: Kỷ lục ấn tượng và điều chưa từng có ảnh 14
Kinh tế Việt Nam 2023: Kỷ lục ấn tượng và điều chưa từng có ảnh 15

Ông Trần Quí Thanh - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tân Hiệp Phát - cùng các con gái Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích bị đề nghị truy tố, bắt tạm giam do do chiếm đoạt 767 tỷ đồng.

Bà Trương Mỹ Lan - Chủ tịch HĐQT Vạn Thịnh Phát - rút ruột vay từ Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) số tiền hơn 1 triệu tỷ đồng và 1.300 khoản vay với dư nợ 677.000 tỷ đồng tại SCB, tạo hồi chuông đáng báo động về sở hữu chéo, cho vay sân sau, cần dứt điểm chặn đứt vòi mạch tuộc rút ruột ngân hàng. Vụ án hé lộ hệ sinh thái 1.000 công ty con của Vạn Thịnh Phát; số bị hại trong vụ việc được xác định là 42.000 nhà đầu tư mua trái phiếu; 45 lãnh đạo, cán bộ ngân hàng SCB và 8 lãnh đạo, cán bộ Ngân hàng Nhà nước bị truy tố.

Ông Nguyễn Cao Trí - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn Capella - bị cáo buộc chiếm đoạt 1.000 tỷ đồng từ bà Lan sau khi người này bị bắt, xóa bỏ quyền sở hữu của bà Trương Mỹ Lan tại Công ty Văn Lang.

Kinh tế Việt Nam 2023: Kỷ lục ấn tượng và điều chưa từng có ảnh 16

Vụ án của Công ty Xuyên Việt Oil kéo nhiều quan chức “ngã ngựa” trong tháng 12. Đáng chú ý, nhiều quan chức như: Ông Đỗ Thắng Hải - Thứ trưởng Bộ Công Thương; ông Lê Đức Thọ - cựu Bí thư tỉnh Bến Tre; ông Lê Duy Minh - Cựu Cục trưởng Cục thuế TPHCM - đã bị bắt tạm giam. Trước đó, Giám đốc Mai Thị Hồng Hạnh và Phó Giám đốc Nguyễn Thị Như Phương đã bị bắt. Cơ quan chức năng cho biết, Xuyên Việt Oil hiện có những khoản vay lớn tại các ngân hàng cùng khoản nợ thuế hơn 1.500 tỷ đồng chưa thu hồi được

Ông Nguyễn Khánh Hưng - Chủ tịch Công ty CP Đầu tư LDG - bị khởi tố về hành vi “Lừa dối khách hàng” liên quan đến vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại dự án xây chui hơn 500 căn nhà dự án khu dân cư Tân Thịnh ở xã Đồi 61, huyện Trảng Bom, Đồng Nai.

Kinh tế Việt Nam 2023: Kỷ lục ấn tượng và điều chưa từng có ảnh 17

Nắng nóng kéo dài trên diện rộng, tình trạng hạn hán do ảnh hưởng của El Nino khiến nhiều hồ thuỷ điện lớn trên toàn quốc rơi vào cảnh cạn trơ đáy sau nhiều năm. Từ giữa tháng 5 đến gần cuối tháng 6, nhiều tỉnh, thành phố ở khu vực phía Bắc và Hà Nội bị ảnh hưởng nghiêm trọng do cắt điện luân phiên. Tính đến ngày 11/6, lượng điện phải cắt giảm ở miền Bắc đã lên tới 2.744 MW, bằng gần 50% tổng lượng điện tiêu thụ của toàn Hà Nội.

Kinh tế Việt Nam 2023: Kỷ lục ấn tượng và điều chưa từng có ảnh 18

Trước tình trạng cắt điện luân phiên, Chính phủ đã có loạt biện pháp chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giải quyết triệt để tình trạng thiếu điện, không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào đồng thời yêu cầu EVN và các đơn vị kiểm điểm.

Cuối tháng 10, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho biết đã đề xuất kỷ luật khiển trách đối với nhiều lãnh đạo EVN và Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia vì để xảy ra thiếu điện.

Kinh tế Việt Nam 2023: Kỷ lục ấn tượng và điều chưa từng có ảnh 19

Lần đầu tiên trong lịch sử hơn 20 năm hình thành và phát triển của ngành bảo hiểm nhân thọ Việt Nam, doanh thu phí bảo hiểm tăng trưởng âm trong 10 tháng sau loạt lùm xùm “hô biến” tiền tiết kiệm của người dân thành tiền đóng bảo hiểm cũng như việc người mua bảo hiểm bị “lừa” tư vấn đóng bảo hiểm từ 50 - 70 năm.

Số liệu của Bộ Tài chính cho biết, tính đến ngày 30/11, tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 227.596 tỷ đồng. Trong đó, thị trường bảo hiểm nhân thọ giảm khoảng 12,5% so với cùng kỳ năm 2022. Doanh thu phí giảm nhưng số tiền chi trả quyền lợi bảo hiểm tăng mạnh, hơn 86.000 tỷ đồng, tăng 31,1% so với cùng kỳ năm trước.

Kinh tế Việt Nam 2023: Kỷ lục ấn tượng và điều chưa từng có ảnh 20

Sau khi Luật Kinh doanh bảo hiểm được thông qua, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành 3 nghị định quy định chi tiết, thông tư hướng dẫn. Điều này góp phần tạo hành lang pháp lý đầy đủ thúc đẩy sự phát triển an toàn, ổn định, bền vững của thị trường bảo hiểm trong thời gian tới.

Tin liên quan