Kinh tế Mỹ thiệt hại ra sao khi Chính phủ tiếp tục đóng cửa?

Ảnh: AP
Ảnh: AP
TPO - Nhà Trắng đã phải thừa nhận việc đóng cửa một phần Chính phủ đang gây thiệt hại cho kinh tế Mỹ nhiều hơn những dự kiến trước đó, trong khi các chuyên gia kinh tế đang ngày càng lo ngại đà tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục trên đà suy giảm nếu tổng thống Trump và đảng Dân chủ vẫn tiếp tục đối đầu nhau hết tuần này đến tuần khác.

Các ước tính được sửa đổi từ Hội đồng Cố vấn kinh tế Mỹ cho thấy việc đóng cửa Chính phủ, giờ đã bước sang tuần thứ tư, bắt đầu biểu hiện những hậu quả kinh tế thực sự, trong khi những phân tích và dự đoán khác từ bên ngoài Nhà Trắng cho thấy việc đóng cửa đã ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng và cuối cùng có thể đẩy nền kinh tế Hoa Kỳ vào tình trạng suy thoái.

Dù Phó Tổng thống Mike Pence trước đó đã cố giảm nhẹ những hiệu ứng gây ra bởi việc đóng cửa trong bối cảnh “ầm ĩ” của nền kinh tế, giới chức Nhà Trắng vẫn đưa ra lời cảnh báo với Tổng thống Trump về những hậu quả gây ra nếu việc mở rộng quy mô kinh tế bị kìm hãm. Tổng thống Trump, người đã có một số thành công chính trị nhất định đối với nền kinh tế, giờ đang phải đối mặt với những sóng gió kinh tế khác, bao gồm việc tăng trưởng toàn cầu chậm lại, cuộc chiến thương mại với Trung Quốc và những tác đóng từ gói từ cắt giảm thuế  trị giá 1,5 nghìn tỷ Đô la Mỹ.

Cho đến giờ, Nhà Trắng vẫn chưa có dấu hiệu sẽ sẵn sàng hạ nhiệt, ông Kevin Hassett, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn kinh tế, tiếp tục đổ lỗi cho đảng Dân chủ đã gây thiệt hại lên nền kinh tế. “Quốc hội cần phải nhìn vào những thiệt hại mà chúng ta đang nói đến,” Ông Hassett cho biết, “Và phải giải quyết chúng.”

Ông Hassett đông thời cũng chỉ ra theo những tính toán của Chính phủ vào hôm thứ 3 vừa qua, việc đóng cửa đã làm giảm độ tăng trưởng kinh tế theo quý xuống còn 0,13%/tuần trong khoảng thời gian đấy – hậu quả tích tụ từ tình trạng suy giảm việc làm ở những nhà thầu và việc phải cắt giảm chi tiêu của những nhân viên chính phủ bị bắt nghỉ không lương. Điều đó có nghĩa là kinh tế Mỹ đã mất đi phân nửa phần trăm tăng trưởng trong tuần thứ 4 liên tiếp đóng cửa Chính phủ.

Ông Hassett cho rằng thiệt hại có thể sẽ gia tăng, cho dù phần lớn trong số chúng sẽ được khắc phục một khi tình trạng đóng cửa chấm dứt và nhân công được trả lương trở lại. Việc đóng cửa Chính phủ sẽ làm suy giảm vĩnh viễn các kỳ vọng tăng trưởng một khi các doanh nghiệp và thị trường bắt đầu hồ nghi về việc có hay không tình trạng căng thẳng giữa Tổng thống Trump và Quốc hội Mỹ bị tái diễn hết lần này đến lần khác.

Một số chuyên gia kinh tế cũng bắt đầu tình trạng trên còn có khả năng tái diễn, và niềm tin kinh tế sẽ bị đánh giá thấp do các doanh nghiệp, người tiêu dùng và các nhà đầu tư đã suy giảm niềm tin vào khả năng của các chính trị gia trong việc tìm ra một thỏa thuận về các vấn đề như tăng trần nợ công và phê duyệt các thỏa thuận thương mại.

Sự sụt giảm lòng tin sẽ dẫn tới tình trạng nền kinh tế Mỹ tự suy thoái ngay tại thời điểm được cho là tăng trưởng mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Thị trường tài chính Mỹ vốn đã rất biến động do những lo ngại từ cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, nay lại có thể tiếp tục làm giảm sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu và làm bộc lộ những dấu hiệu yếu kém trong các lĩnh vực sản xuất và xây dựng của Mỹ.

Ông Ian Shepherdson, chuyên gia kinh tế từ Pantheon Macroeconomics, dự báo kinh tế Mỹ sẽ suy thoái trong cả quý 1 nếu tình trạng đóng cửa còn kéo dài đến tận tháng 3 năm nay. “Nếu nền kinh tế đã bị đình trệ trong quý 1, điều gì sẽ xảy ra với nó trong quý 2,” ông Shepherdson cho biết, “Nếu nó tiếp diễn càng lâu, thì thời gian phục hồi cũng càng lâu. Nhân công của chính phủ liên bang có thể được trả lương trở lại một khi tình trang đóng cửa chấm dứt, nhưng các nhà thầu chính phủ thì không. Và nếu việc chi tiêu còn bị thắt chặt, thì nguy cơ về việc các doanh nghiệp tháo chạy và việc bảo hộ thất bại sẽ ngày càng cao.”

“Việc đóng cửa đe dọa sẽ làm chệch hướng việc mở rộng quy mô nền kinh tế Mỹ,” Ông Bernard Baumohl, trưởng nhóm chuyên gia kinh tế toàn cầu của Economic Outlook Group, cho biết trong bài viết mới công bố của mình hôm thứ 3 vừa qua, “Tác động của nó lên các kế hoạch chi tiêu của lực lượng lao động trong Chính phủ liên bang đang đặc biệt gây lo ngại cho các thị trường xe hơi và nhà đất, những nơi đã bộc lộ dấu hiệu rắc rối từ trước khi Chính phủ đóng cửa.”

Mới đây, một khảo sát của Ngân hàng Dự trữ Liên bang tại New York đã chỉ ra sự yếu kém trong các hoạt động sản xuất tại Mỹ, Các nhà kinh tế tại JPMorgan Chase coi dữ liệu này như một dấu hiệu sớm của việc làm gia tăng sự trì trệ trong lĩnh vực này, đồng thời khẳng định việc đóng cửa có thể đã gây tổn hại đến tâm lý của người kinh doanh.

Giám đốc điều hành Citigroup Michael L. Corbat, vào hôm thứ 2 đã cho biết trước giới phân tích rằng: “Ngay lúc này, chúng ta đang thấy đây là một sự rủi ro lớn nhất trong nền kinh tế toàn cầu, là thứ có thể đưa chúng ta vào một cuộc suy thoái.”

Tình trạng bế tắc đã đẩy gần 800,000 nhân viên hính phủ vào cảnh “ngồi chơi xơi nước” hoặc đi làm không ăn lương, cùng với đó là hàng nghìn nhà thầu của chính phủ tạm thời đang trong tình trạng “đắp chiếu.” Để xoa dịu những ảnh hưởng từ việc đóng cửa, Chính phủ vào hôm thứ 3 vừa qua đã phải gọi 10 trong số hàng nghìn nhân viên đang nghỉ việc quay trở lại làm không công, để duy trì các quá trình hoàn thuế, bảo đảm an toàn cho các chuyến bay và kiểm tra các loại thực phẩm, thuốc men.

Tuy nhiên, trước viễn cảnh mờ mịt phía trước, người lao động trong Chính phủ liên bang không còn lựa chọn nào khác người việc tìm những công việc thay thế trước khi mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.

“Điều đó cho thấy số lượng nhân viên bị ảnh hưởng bởi việc Chính phủ đóng cửa đang nhiều hơn so với những thời điểm tương tự trong các năm trước.” Bà Martha Gimbel, giám đốc kinh tế của Indeed, cho biết. “Với việc Chính phủ đóng cửa trong một thời điểm nhân lực đang bị siết chặt, nhiều nhân viên buộc phải có lựa chọn khác. Thậm chí nếu việc đóng cửa dẫn tới tình trạng chảy máu chất xám, Chính phủ liên bang sẽ còn khó khăn với việc cạnh tranh tuyển dụng nhân lực mới trong một thị trường lao động eo hẹp như vậy.” Bà Gimbel nhân đỉnh.

Theo Theo The New York Times
MỚI - NÓNG
Đèo An Khê tê liệt
Đèo An Khê tê liệt
TPO - Một khối lượng đất đá bị sạt xuống đường làm bịt lối thoát nước gây ngập một đoạn đường trên đèo An Khê, khiến giao thông bị tê liệt.