Kinh phí cải tạo rạch Xuyên Tâm tăng vọt lên 9.300 tỷ đồng và... chưa dừng

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Theo Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM Lê Thị Huỳnh Mai, tổng kinh phí thực hiện dự án rạch Xuyên Tâm đã tăng hơn 75 lần so với phê duyệt ban đầu và nếu không được đẩy nhanh thì sẽ tiếp tục tăng.

Sáng 24/4, đoàn công tác của UBND TPHCM do Chủ tịch Nguyễn Thành Phong và Phó Chủ tịch Lê Hòa Bình dẫn đầu đã khảo sát thực tế tuyến rạch Xuyên Tâm (nối từ Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đến sông Vàm Thuật), qua địa bàn 2 quận Bình Thạnh, quận Gò Vấp.

Theo Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị Nguyễn Hoàng Anh Dũng, rạch Xuyên Tâm có tổng chiều dài 8,2 km, trong đó tuyến chính từ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đến cửa sông Vàm Thuật dài gần 6,5 km. Từ nhiều năm nay, rạch Xuyên Tâm bị ô nhiễm nghiêm trọng do các loại rác thải, chất thải của hàng ngàn hộ dân sinh sống tại hai bên rạch thải xuống, nhiều đoạn tắc nghẽn dòng chảy, gây ngập nước.

Kinh phí cải tạo rạch Xuyên Tâm tăng vọt lên 9.300 tỷ đồng và... chưa dừng ảnh 1

Chủ tịch Nguyễn Thành Phong thị sát rạch Xuyên Tâm sáng 24/4. Ảnh: Thành ủy TPHCM

Trước tình hình đó, TPHCM đã lập dự án nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 9.352 tỷ đồng dự kiến sẽ khởi công và hoàn thành trong giai đoạn 2021-2025.

Để thực hiện dự án, TPHCM phải đền bù, giải tỏa khoảng 2.196 hộ dân và 1 tổ chức, thu hồi gần 573 nghìn m2 với tổng kinh phí bồi thường giải tỏa là hơn 4.859 tỷ đồng. Mục tiêu của dự án là cải tạo khả năng thoát nước tự nhiên, cải thiện môi trường, kết hợp xây dựng đường giao thông mới dọc theo hai bên rạch nhằm cải thiện tình hình giao thông và hạ tầng kỹ thuật đồng bộ dọc tuyến.

Sau khi thực hiện dự án, toàn bộ nước thải sinh hoạt từ hệ thống cống sẽ được thu gom về nhà máy nước xử lý nước tập trung để xử lý.

“Hồ sơ đề xuất chủ trương dự án nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm đã được các sở ngành góp ý thống nhất” – ông Dũng nói và cho biết thủ tục thực hiện dự án đã đủ điều kiện để trình HĐND TPHCM thông qua chủ trương đầu tư.

Làm việc với lãnh đạo các sở ban ngành chức năng ngay sau buổi giám sát, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong thừa nhận dự án rạch Xuyên Tâm bị kéo dài nhiều năm qua do gặp khó khăn về nguồn vốn.

Kinh phí cải tạo rạch Xuyên Tâm tăng vọt lên 9.300 tỷ đồng và... chưa dừng ảnh 2

Rạch Xuyên Tâm đang bị cơi nới, lấn chiếm và ô nhiễm nghiêm trọng do rác thải bị ném bừa bãi xuống rạch, cản trở khả năng tiêu thoát nước

Cụ thể, theo báo cáo của bà Lê Thị Huỳnh Mai - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT), dự án rạch Xuyên Tâm được UBND TPHCM phê duyệt năm 2002 với kinh phí 123 tỷ đồng.

Năm 2015 cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đề xuất đầu tư theo hình thức hợp tác công tư (PPP) với kinh phí 3.500 tỷ đồng.

Đến tháng 3/2016, UBND TPHCM đã tái phê duyệt dự án với nguồn vốn khoảng 5.100 tỷ đồng. Tháng 8/2017, tổng mức đầu tư dự án tiếp tục tăng lên 8.600 tỷ đồng và đến nay đã vọt lên 9.300 tỷ đồng.

“Khi tổng vốn của dự án vượt quá 10.000 tỷ đồng thì sẽ vượt thầm quyền của thành phố, quyết định chủ trương đầu tư phải thông qua Quốc hội” – bà Mai lưu ý và cho biết thêm, hiện nay, nguồn vốn đầu tư trung hạn của TPHCM không đủ để bố trí cho dự án này.

Bà Mai đề nghị lãnh đạo TPHCM kiến nghị Trung ương bố trí vốn thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. Riêng nguồn vốn xây dựng, bà Mai đề nghị huy động từ các nguồn lực xã hội.

Lãnh đạo Sở KHĐT còn cho biết trước đây, do hạn chế về ngân sách, dự án rạch Xuyên Tâm từng được giao cho tư nhân nghiên cứu và đã có nhà đầu tư tham gia. Sau đó, nhà đầu tư yêu cầu phải có nguồn thu và xin điều chỉnh quy hoạch.

Do vướng mắc này, nhà đầu tư xin rút lui. Theo bà Lê Thị Huỳnh Mai, dự án rạch Xuyên Tâm sau đó được chuyển sang hình thức hợp đồng BT (xây dựng – chuyển giao). Tuy nhiên, từ năm 2020, Luật Đầu tư công không còn hình thức đầu tư BT nên cần đầu tư bằng hình thức khác phù hợp.

“Giai đoạn 2017-2020, Sở đã phối hợp với các sở ban ngành và đơn vị liên quan xây dựng hồ sơ chủ trương đầu tư, lấy ý kiến 7 cơ quan và thống nhất chủ trương đầu tư dự án rạch Xuyên Tâm bằng ngân sách” – bà Mai cho hay.

Theo Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong, việc thu hồi nhà đất của 950 hộ bị giải tỏa trắng nếu không tổ chức tái định cư thì sẽ khó thực hiện. Hiện nay, quận Bình Thạnh bố trí được 615 căn hộ chung cư cho người dân bị giải tỏa trắng và cần thêm 300 căn hộ tái định cư khác. Riêng số hộ thuộc diện bị giải tỏa một phần có thể được tái định cư tại chỗ.

Khẳng định rạch Xuyên Tâm là dự án rất cấp bách, được đông đảo người dân đồng tình ủng hộ, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh, dự án đã được đưa vào Nghị quyết quận Bình Thạnh nhiều nhiệm kỳ. Thành phố quyết tâm cân đối các nguồn lực để làm nhanh dự án, đáp ứng nguyện vọng của người dân.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.