Kiên Giang chỉ đạo khẩn ứng phó bão số 1

TPO - Ngày 2/1, trước diễn biến của cơn bão số 1, UBND tỉnh Kiên Giang có công văn khẩn chỉ đạo công tác ứng phó, yêu cầu các sở ngành, địa phương bố trí trực 24/24h, đặc biệt huy động 100% lực lượng tàu cứu hộ cứu nạn trên biển.

Toàn tỉnh Kiên Giang hiện có trên 10.600 tàu đánh cá, trong đó có gần 5.000 tàu đánh bắt xa bờ. Cơ quan chức năng đã tổ chức liên lạc thường xuyên, kêu gọi 400 tàu vào bờ, đồng thời giữ liên lạc và kêu gọi 120 tàu đang khai thác.

Kiên Giang chỉ đạo khẩn ứng phó bão số 1 ảnh 1 Tàu tạm ngưng hoạt động, neo đậu tại cảng Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.

Tỉnh cũng đã bố trí nhiều khu vực neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền tại các địa phương. Chi cục Thuỷ sản tỉnh Kiên Giang cho biết tỉnh hiện còn khoảng 520 tàu cá đang trên đường vào bờ tránh trú bão, dự kiến việc kêu gọi toàn bộ tàu cá vào bờ sẽ kết thúc vào lúc 16 giờ chiều nay (2/1).

Bên cạnh đó, đã tổ chức di dời 2.800 lồng bè nuôi thuỷ sản trên biển vào nơi khuất gió. Chỉ đạo phòng nông nghiệp các địa phương có biện pháp khẩn cấp bảo vệ 119.000ha diện tích tôm nuôi.

Sở Công Thương Kiên Giang cũng ban hành công văn khẩn chỉ đạo các ngành điện lực, quản lý thị trường… bố trí ứng trực 24/24 để đối phó với bão. Trong đó, đặc biệt lưu ý đảm bảo an toàn lưới điện, đảm bảo cung ứng hàng hoá, lương thực, thực phẩm thiết yếu, ưu tiên dự trữ hàng hoá, lương thực cho các xã đảo, vùng nông thôn ven biển.

Toàn bộ các chuyến tàu, phà chở người, phương tiện từ đất liền đi các đảo đã được yêu cầu tạm ngưng kể từ 6 giờ sáng ngày 2/1 cho đến khi có thông báo mới. Hãng tàu cao tốc Superdong cho biết lượng khách kẹt lại đảo Phú Quốc rất ít và đang được khẩn trương hoàn tất việc đổi, trả vé.

Kiên Giang chỉ đạo khẩn ứng phó bão số 1 ảnh 2 Ảnh hưởng của bão số 1 đã làm hàng ngàn ha lúa tại Sóc Trăng bị đổ ngã.

Trước diễn biến của bão số 1, tỉnh Sóc Trăng cũng đã có công văn chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố, lực lượng vũ trang, nhất là các địa phương ven biển chuẩn bị ứng phó với bão như giữ liên lạc thường xuyên với các phương tiện đánh cá trên biển, hướng dẫn, kêu gọi các phương tiện tìm nơi tránh trú bão an toàn.

“Các đơn vị, địa phương luôn chủ động, sẵn sàng phương tiện, nhân lực để khi có bão sẵn sàng ứng phó, không để xảy ra bất ngờ hay sự cố nào” - ông Hà Tấn Việt - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão tỉnh Sóc Trăng cho biết.

Ảnh hưởng của bão số 1 cũng đã làm hơn 1.000ha lúa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng bị đổ ngã, tập trung chủ yếu tại các huyện Kế Sách, Long Phú, Châu Thành. Ông Lâm Tấn Thạnh (phường 5, thành phố Sóc Trăng) cho biết lúa đã chín vàng đồng nhưng mưa nhiều khiến cho lúa bị đổ ngã, gây thiệt hại cho mỗi công (1.000m2) khoảng từ 80-100kg... 

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.