Kịch bản nào cho thị trường bất động sản năm 2020?

TPO - Năm 2019 là năm đầy khó khăn của thị trường bất động sản, vậy năm 2020 thị trường bất động sản sẽ đứng trước những cơ hội và thách thức nào?

3 kịch bản cho thị trường BĐS 2020

Việc hệ thống văn bản pháp luật còn chồng chéo, mâu thuẫn; thủ tục cấp phép rườm rà; quy định về phát triển, giao dịch sản phẩm Condotel chưa rõ ràng; lòng tin của nhà đầu tư đang giảm sút… là những yếu tố tạo nên khủng hoảng của thị trường bất động sản trong năm vừa qua.

Vậy thị trường bất động sản năm 2020 sẽ đứng trước những cơ hội và thách thức nào, đến nay các chuyên gia đã có nhiều kịch bản được đưa ra.

Kịch bản nào cho thị trường bất động sản năm 2020? ảnh 1 Chuyên gia đưa ra 3 kịch bản cho thị trường BĐS 2020.

Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Trần Kim Chung đưa ra 3 kịch bản có thể xảy ra với thị trường bất động sản 2020.

Kịch bản thứ nhất là kịch bản ổn định - kịch bản nhiều khả năng xảy ra nhất. Thị trường dự báo có đi lên nếu tình hình thế giới không biến động, đặc biệt là chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Nhưng nếu tình hình kinh tế xấu đi, vốn rút khỏi Việt Nam thì tình huống đi xuống của thị trường bất động sản mới có thể xảy ra.

Kịch bản thứ hai theo hướng tích cực khi tình hình kinh tế thế giới thuận lợi cho Việt Nam: các hiệp định ký kết giữa Việt Nam với các nước như CPTPP, EVFTA, AEC… triển khai tốt, dòng vốn chảy mạnh vào Việt Nam. Khi đó, thị trường bất động sản Việt Nam sẽ diễn biến tốt.

Kịch bản thứ ba theo hướng tiêu cực. Thị trường bất động sản sẽ biến động tiêu cực khi kinh tế thế giới diễn biến xấu, vốn rút khỏi Việt Nam. Dù khả năng xảy ra kịch bản này là rất thấp nhưng không phải là không thể.

Đất nền sụt giảm, bất động sản du lịch trầm lắng

Ông Hà Quang Hưng, Phó Cục trưởng, Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) đưa ra dự báo cho rằng, thị trường sẽ không có nhiều biến động. Nhu cầu về nhà ở sẽ ngày càng gia tăng, nhất là với phân khúc nhà ở thương mại giá thấp và nhà ở xã hội.

Cụ thể hơn, tại Hà Nội, nguồn cung nhà ở sẽ khá ổn định, giá tăng 1-2% và nguồn cung mới tập trung chủ yếu ở phân khúc trung cấp.

Kịch bản nào cho thị trường bất động sản năm 2020? ảnh 2 Lãnh đạo Bộ Xây dựng đưa ra dự báo phân khúc đất nền sụt giảm, bất động sản du lịch trầm lắng.

Trong khi đó, nguồn cung nhà ở tại TP.HCM giảm do sự giảm sút về số lượng dự án mới, đặc biệt là tại phân khúc nhà giá thấp. Giá bất động sản có thể tăng 4-5%.

Trên thị trường đất nền, sau sự việc xảy ra tại Công ty Alibaba, việc quản lý sẽ được thắt chặt hơn nên dự án mới khó ra hàng. Tâm lý e ngại của khách hàng có thể khiến nguồn cung và lượng giao dịch đất nền sụt giảm mạnh.

Đối với bất động sản du lịch, tại một số địa phương như Đà Nẵng, Quảng Ninh, Quảng Nam, Nha Trang, Kiên Giang... thị trường sẽ chững lại so với giai đoạn 2017-2018.

Trong khi đó, tại diễn đàn bất động sản Việt Nam thường niên lần 2, chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) - ông Nguyễn Trần Nam đưa ra 5 thách thức đối với thị trường Bất động sản năm 2020.

Thứ nhất, hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến thị trường bất động sản còn chưa đồng bộ; Thứ hai những khó khăn về thủ tục hành chính và những sức ép lớn từ chủ trương kiểm soát chặt chẽ hơn việc cấp phép dự án mới; Ba là, doanh nghiệp bất động sản gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn; Thứ tư là, gần đây, tái xuất hiện tình trạng phân lô bán nền tràn lan và các đợt sốt ảo giá đất tại một số địa phương, tình trạng lừa đảo bán “dự án ma” trở nên phổ biến; Năm là, thiếu hụt hệ thống thông tin về thị trường bất động sản và những lo ngại về tính minh bạch của thị trường.

Đồng quan điểm, TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế nhận định thị trường bất động sản năm 2020 sẽ đối mặt với những khó khăn về cơ chế, chính sách. Nhưng những nhà đầu tư có tiềm lực mạnh, có kế hoạch ứng phó trước sự biến động của thị trường vẫn sẽ phát triển tốt.
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.