Không công khai lý lịch khoa học của lãnh đạo Hội đồng giáo sư nhà nước

Không công khai lý lịch khoa học của lãnh đạo Hội đồng giáo sư nhà nước
TPO - Bộ GD&ĐT quyết định khôi phục lại quy định công khai lý lịch khoa học của các ủy viên Hội đồng Giáo sư Nhà nước (HĐGSNN) sau khi lấy ý kiến của dư luận xã hội đối với dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của các cấp hội đồng giáo sư.

Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ GD&ĐT cho biết đã hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của các cấp hội đồng giáo sư (gọi tắt là Thông tư sửa đổi) và gửi Vụ Pháp chế của Bộ xem xét, trước khi trình Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ký ban hành.

Nội dung dự thảo Thông tư sửa đổi phiên bản mới nhất đã tiếp thu ý kiến đóng góp của dư luận xã hội, đặc biệt là của cộng đồng khoa học trong hơn 1 tháng qua.

Tại dự thảo được công bố lần đầu (ngày 14/1), Bộ GD&ĐT dự kiến bãi bỏ yêu cầu công khai trên trang thông tin điện tử của HĐGSNN danh sách thành viên HĐGSNN, cùng với bản tóm tắt lý lịch khoa học của mỗi thành viên (điểm e khoản 3 Điều 7 của Thông tư số 04 ban hành ngày 28/3/2019).

Khi đó, nhiều nhà khoa học bức xúc trước nội dung này và cho rằng đây là một bước thụt lùi, bãi bỏ tính minh bạch và công khai mà Chính phủ đang theo đuổi và thực thi.

Tiếp thu các ý kiến đóng góp này, Ban soạn thảo dự thảo Thông tư sửa đổi đã khôi phục nội dung điểm e khoản 3 Điều 7.

Tuy nhiên, thay vì yêu cầu công khai tóm tắt lý lịch khoa học của mỗi thành viên HĐGSNN thì theo bản dự thảo mới nhất, chỉ yêu cầu công khai lý lịch khoa học các  ủy viên HĐGSNN.

Trao đổi với Tiền Phong, ông Trần Anh Tuấn, Chánh văn phòng HĐGSNN cho biết thành viên HĐGSNN gồm 32 người, trong đó có cả 4 lãnh đạo Hội đồng (1 chủ tịch và 3 phó chủ tịch)  đều do Thủ tướng bổ nhiệm và làm công việc quản lý.

Còn ủy viên Hội đồng giáo sư nhà nước chỉ có 28 người, là do bầu từ đội ngũ những nhà khoa học vẫn đang hoạt động giảng dạy bình thường.

Một nội dung được dự thảo tiếp thu so với thông tư trước đó của Bộ GD&ĐT đó là lý lịch khoa học của các Ủy viên HĐGSNN phải được công bố công khai đầy đủ thay vì công bố tóm tắt như quy định trước đây.

MỚI - NÓNG
Thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương: Nhiều thách thức nhưng cơ hội rất lớn
Thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương: Nhiều thách thức nhưng cơ hội rất lớn
TPO - Dự ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại TP. Huế, ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương - cho biết, sắp tới khi Trung ương cho chủ trương, Quốc hội ban hành nghị quyết thành lập thành phố trực thuộc Trung ương sẽ đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng có cơ hội rất lớn cho Thừa Thiên - Huế.