Về cơ cấu tổ chức, Bộ VHTTDL bao gồm 20 tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước như Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Kế hoạch Tài chính, Vụ Pháp chế, Vụ Gia đình, Cục Di sản văn hóa, Cục Nghệ thuật biểu diễn, Cục Điện ảnh, Cục Thể dục thể thao...
Tổng cục Du lịch và Tổng cục Thể dục thể thao thuộc Bộ VHTTDL sẽ đổi tên thành Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, Cục Thể dục thể thao từ tháng 2/2023.
Theo Nghị định, Tổng cục Du lịch, Tổng cục Thể dục thể thao tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo các quy định hiện hành cho đến khi Bộ trưởng Bộ VHTTDL quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, Cục Thể dục thể thao.
Một số sự kiện nổi bật của ngành VHTTDL năm 2022. |
Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Tổng cục Du lịch, Tổng cục Thể dục thể thao tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo các quy định hiện hành cho đến khi Bộ trưởng Bộ VHTTDL sắp xếp, tổ chức lại thành đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, Cục Thể dục thể thao.
Nghị định số 01/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch được Thủ tướng ký ban hành ngày 16/1/2023.
Theo đó, Bộ VHTTDL là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch trong phạm vi cả nước, quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Việt Nam đặt mục tiêu đến 2030 đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. |
Cụ thể, về Nghệ thuật biểu diễn, Bộ VHTTDL có nhiệm vụ hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về hoạt động nghệ thuật biểu diễn theo thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ; quy định về tổ chức thi và liên hoan các loại hình nghệ thuật chuyên nghiệp…
Về Mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm, Bộ VHTTDL quản lý nhà nước về biểu tượng văn hóa quốc gia theo quy định của pháp luật; hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý hoạt động mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ.
Về Văn hóa dân tộc, Bộ VHTTDL có trách nhiệm xây dựng, hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách, chương trình, đề án, dự án về bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam…
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20/2/2023, thay thế Nghị định số 79/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ VHTTDL.
Ngoài ra, Bộ VHTTDL còn có 5 đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ gồm: Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam; Báo Văn hóa; Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật; Trung tâm Công nghệ thông tin; Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch.