Không còn cảnh ăn cơm đứng, nông dân ven sông Hồng sống khỏe với nghề trồng dâu nuôi tằm

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm, nhiều hộ dân thôn Đình Xây, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái có được nguồn thu nhập ổn định, cuộc sống trở nên sung túc.
Không còn cảnh ăn cơm đứng, nông dân ven sông Hồng sống khỏe với nghề trồng dâu nuôi tằm ảnh 1

Thôn Đình Xây có 120 hộ, với diện tích đất nông nghiệp hơn 30 héc ta. Trong đó, diện tích trồng dâu nuôi tằm chiếm gần hết với 23 héc ta. Nhờ phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm mà thu nhập bình quân của người dân nơi đây luôn dẫn đầu huyện Trấn Yên.

Không còn cảnh ăn cơm đứng, nông dân ven sông Hồng sống khỏe với nghề trồng dâu nuôi tằm ảnh 2

Chị Trần Thị Hoa, thôn Đình Xây cho biết, nhà trồng 6 sào dâu, mỗi năm thu 2 vụ, thu nhập bình quân 40 triệu đồng/năm. Việc trồng dâu nuôi tằm đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình. “Đất nông nghiệp của Đình Xây được bồi đắp bởi phù sa sông Hồng, nên dâu rất tốt, không cần sử dụng phân bón hóa học, thuốc kích thích. Tằm được ăn lá dâu tinh khiết, cho ra kén có chất lượng cao và chúng tôi luôn bán được giá so với nơi khác”, chị Hoa thổ lộ.

Không còn cảnh ăn cơm đứng, nông dân ven sông Hồng sống khỏe với nghề trồng dâu nuôi tằm ảnh 3
Theo các hộ dân ở Đình Xây, cây dâu rất dễ trồng, một lần trồng có thể cho thu hoạch nhiều năm. Trồng dâu nuôi tằm cũng không đòi hỏi kỹ thuật quá cao, vốn đầu tư không lớn nên người dân hoàn toàn thành thạo sau một vài năm nuôi.
Không còn cảnh ăn cơm đứng, nông dân ven sông Hồng sống khỏe với nghề trồng dâu nuôi tằm ảnh 4

Ông Lê Văn Cảnh (trong ảnh) cho hay, nghề trồng dâu nuôi tằm ở thôn Đình Xây phát triển mạnh từ năm 2003 khi xã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây từ 2 vụ lúa sang trồng dâu nuôi tằm. Đây là hướng đi mới giúp nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, người dân có thu nhập cao.

Không còn cảnh ăn cơm đứng, nông dân ven sông Hồng sống khỏe với nghề trồng dâu nuôi tằm ảnh 5

Hiện nay, người dân trồng dâu nuôi tằm chuyển từ phương pháp nuôi bằng nong sang nuôi trên nền xi măng vừa giảm được ngày công lao động, chi phí sản xuất và tăng năng suất, chất lượng kén.

Không còn cảnh ăn cơm đứng, nông dân ven sông Hồng sống khỏe với nghề trồng dâu nuôi tằm ảnh 6

“Nhà tôi trồng 7 sào dâu (2.500m2) và xây dựng hai nhà nuôi tằm. Mỗi năm thu 6,7 tạ kén, thu nhập trên 80 triệu đồng/năm. Thu nhập từ trồng dâu cao gấp 3 lần trồng lúa, nên tôi có điều kiện lo cho con cái ăn học đến nơi, đến chốn, xây nhà cửa kiên cố", ông Cảnh nói.

Không còn cảnh ăn cơm đứng, nông dân ven sông Hồng sống khỏe với nghề trồng dâu nuôi tằm ảnh 7

Cũng như các gia đình khác trong thôn, vợ chồng ông bà Nguyễn Trung Dũng, Nguyễn Hồng Liễu trồng 6 sào dâu; hàng năm đều cho thu nhập ổn định, có điều kiện cho con ăn học. Nay, các con của ông bà đều có công việc ổn định ở Hà Nội.

Không còn cảnh ăn cơm đứng, nông dân ven sông Hồng sống khỏe với nghề trồng dâu nuôi tằm ảnh 8
“Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng. Câu nói này giờ chỉ đúng một phần. Thực ra nuôi tằm không mệt nhọc lắm. Vợ chồng tôi gần 70 tuổi nhưng vẫn làm tốt việc này. Sáu sào dâu cho thu nhập trung bình mỗi năm trên dưới 70 triệu đồng. Các con đi làm xa nhưng hai thân già này vẫn duy trì công việc rất tốt”, bà Liên chia sẻ.
Không còn cảnh ăn cơm đứng, nông dân ven sông Hồng sống khỏe với nghề trồng dâu nuôi tằm ảnh 9
Ông Đào Tiến Kiêm, Trưởng thôn Đình Xây cho biết, nghề trồng dâu nuôi tằm đã giúp nhiều hộ dân thoát nghèo. Nhiều gia đình thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Thu nhập cao từ trồng dâu nuôi tằm, người dân đã tự nguyện đóng góp nguồn lực xây dựng nông thôn mới, đưa Đình Xây về đích nông thôn mới kiểu mẫu năm 2018.
Video: Người dân thôn Đình Xây cần mẫn với nghề trồng dâu nuôi tằm

Ông Đào Tiến Kiếm, Trưởng thôn Đình Xây cho biết, năm 2018, thôn Đình Xây được UBND tỉnh Yên Bái cấp bằng công nhận làng nghề trồng dâu nuôi tằm. Cũng trong năm này, thôn được công nhận thôn nông thôn mới kiểu mẫu. Thôn có 50% số hộ có nhà xây kiên cố, không còn nhà tạm, nhà dột nát; thu nhập bình quân đầu người đạt 50 triệu đồng/người/năm. 100% đường liên thôn, nội thôn được cứng hóa; 57% đường nội đồng được bê tông hóa...

MỚI - NÓNG