Không ai nghĩ măng cụt lại tốt cho sức khoẻ đến vậy

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
Đang vào mùa măng cụt, bạn nên tranh thủ ăn mỗi ngày. Măng cụt có tới hơn 80 loại vitamin khác nhau. Loại quả này được coi là “siêu trái cây” nhờ các thành phần có chứa trong nó. Trong quả măng cụt có nguồn gốc từ Việt Nam, người ta tìm ra các chất có hoạt tinh ức chế enzyme mạnh góp phần hỗ trợ điều trị tiểu đường, cao huyết áp...

Măng cụt có tên khoa học là Garcinia mangostana, là một loại cây ăn trái phát triển tốt ở khí hậu nhiệt đới, có nguồn gốc ở quần đảo Sunda và Moluccas của Indonesia. Cây măng cụt phát triển chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á - trong đó thổ nhưỡng của Miền Nam Việt Nam rất thích hợp cho loại cây này - và còn thấy ở các nước nhiệt đới Nam Mỹ như Colombia, Kerala ở Ấn Độ và Puerto Rico…

Quả của cây măng cụt có vị ngọt và thơm, hơi xơ, với các múi trắng ngần mọng nước, vỏ màu tím sậm phía bên ngoài nhưng bên trong lại màu đỏ rượu vang rất đẹp khi chín. Trong mỗi quả, thịt quả ăn được có mùi thơm bao quanh mỗi hạt và mỗi quả có từ 6 đến 18 múi, ăn ngọt thơm ngon rất đặc trưng.

Cũng giống như các loại quả khác, măng cụt ngọt nhờ có nhiều chất đường như: sucroza, fructoza, glucoza và có thể có cả maltoza rất có lợi cho sức khỏe.

Ngoài ra, trong quả măng cụt có nguồn gốc từ Việt Nam, người ta tìm ra các garcinon A, B, C, D, E, mangostinon, garcimangoson A, B, C, gartanin, egonol, epicatechin, procyanidin và cả benzophenon glucosid là các chất có hoạt tinh ức chế enzyme mạnh góp phần hỗ trợ điều trị tiểu đường, cao huyết áp...

Măng cụt còn chứa rất nhiều vitamin C và có tới 81 loại vitamin khác. Loại quả này được coi là “siêu trái cây” nhờ các thành phần có chứa trong nó. Không chỉ có nhiều vitamin, các nhà khoa học còn đo được nồng độ các khoáng chất như sắt, phốt pho, canxi và kali, đặc biệt là chất xơ rất nhiều ở măng cụt. Dưới đây là một số lợi ích của “siêu quả” này.

Không ai nghĩ măng cụt lại tốt cho sức khoẻ đến vậy ảnh 1

Cây măng cụt

1. Chữa và ngăn ngừa ung thư

Quả măng cụt có thể ngăn chặn sự tăng trưởng của các tế bào ở những bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu, ngăn sự phát triển của tế bào ung thư ở phổi, ung thư gan và ung thư ruột kết.

2. Ngăn ngừa bệnh tim

Bệnh tim và xơ cứng động mạch xảy ra do các mạch máu quanh tim mất độ đàn hồi của nó. Và quả măng cụt có thể khôi phục lại độ đàn hồi của mạch máu thông qua các chất chống oxy hóa antimikorbial có nhiều trong thanh phần thịt quả.

3. Chữa bệnh hen

Hen được coi như là một căn bệnh gây tử vong cao do gây nhiều thiệt hại cho hệ hô hấp. Quả măng cụt sẽ trở thành một loại thuốc thay thế lý tưởng để chữa trị bởi vì nó có khả năng chống nhiễm trùng và có chứa những chất làm giảm dị ứng.

4. Giảm cholesterol

Cholesterol quá nhiều sẽ dính vào các thành mạch máu. Và tình trạng này có thể được giảm với bản chất của xanthones tìm thấy trong quả măng cụt.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý khi ăn măng cụt bởi nếu ăn quá nhiều có thể gây một số phản ứng dị ứng nhẹ như nổi mề đay, da mẩn đỏ, sưng, ngứa và phát ban ở những người nhạy cảm. Thậm chí, nó còn dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng hơn như sưng miệng, môi, họng hoặc tức ngực.

Một nghiên cứu của Trung tâm Ung thư Memorial Sloan-Ketting (Mỹ) cho biết tiêu thụ măng cụt hàng ngày trong 12 tháng có thể gây nhiễm axit lactic nặng. Tình trạng này xảy ra do axit lactic tích tụ bất thường trong máu. Các triệu chứng khi nhiễm axit lactic bao gồm buồn nôn và cơ thể yếu, nếu không kịp điều trị có thể gây sốc, đe dọa tính mạng.

Mai Hương - Học viện Quân Y

Theo Theo SKĐS
MỚI - NÓNG