'Khôn' như ông thầy Miura

Ảnh: QUANG THẮNG
Ảnh: QUANG THẮNG
HLV Miura là người rất khôn khéo trong cách vận hành các đội bóng dưới tay mình. Ông luôn có cách thoát ra khỏi các tình huống khó mà chẳng làm phiền đến ai.

1. Sau trận giao hữu với U.23 Hàn Quốc, thay vì đối diện với những chỉ trích về cách chọn lựa lối chơi cũng như thiệt hại về nhân sự ở các chấn thương, người ta dùng nhiều lời khen cho HLV Miura đại loại như “tăng tính chiến đấu”, “tinh thần khao khát” dành cho đội bóng của ông.

Hôm nay, đội tuyển quốc gia sẽ trình làng với trận giao hữu trước đội bóng mạnh CHDCND Triều Tiên. Chưa cần biết kết quả của trận đấu, dám chắc là ông Miura cũng… sẽ được khen. Vì sao? Thắng hay thậm chí là hòa thì chẳng nói làm gì, sẽ “cờ bay phần phật”, nhưng đến cả khi đội tuyển Việt Nam có thua thì ông Miura cũng sẽ nhận được đánh giá tích cực khi ông “cài cắm” các nhân tố từ U.23 lên, tiêu biểu như Công Phượng. Không lẽ chỉ vì 1 trận thua trước đối thủ mạnh mà lại đi chê một HLV đã “mạnh dạn trẻ hóa” đội tuyển, lại sử dụng cầu thủ U.19 vốn được chờ đợi sẽ là ngôi sao lớn.

2. Chúng tôi đã từng đề cập, HLV Miura là người rất khôn khéo trong cách vận hành các đội bóng dưới tay mình. Ông luôn có cách thoát ra khỏi các tình huống khó mà chẳng làm phiền đến ai. Ông ta gọi đến 9 cầu thủ HA.GL lên cho vòng loại U.22 châu Á nhưng trên thực tế chỉ dùng 2-3 cầu thủ. Ông vẫn dành cho đội bóng trẻ này sự ưu ái tại thời điểm hiện nay nhưng nếu như không cầu thủ nào của HA.GL có chỗ đứng tại ĐTQG lẫn U.23 thì cũng đừng bất ngờ. 

Ví dụ như trường hợp chỉ gọi một danh sách hạn chế cho ĐTQG, ngay từ đầu HLV Miura đã xác định ông sẽ sử dụng các cầu thủ từ U.23 bổ sung. Cách tổ chức đội bóng như vậy đương nhiên là hài lòng với số đông, từ VFF cho đến người hâm mộ nhưng lại không phù hợp với hoàn cảnh hiện nay khi các cầu thủ U.23 đang có nhiệm  vụ quan trọng hơn tại SEA Games 28. Thế nhưng, với một đội bóng nửa già - nửa trẻ, nửa quen thuộc - nửa xa lạ như thế, có vẻ như ông Miura chẳng chịu bất kỳ áp lực nào từ trận đấu với kình địch Thái Lan. Có nhiều thứ để giải thích và theo kiểu nào thì Miura cũng… ít trách nhiệm nhất.

'Khôn' như ông thầy Miura ảnh 1

3. Thật ra, đây không phải là chuyện ông Miura thông minh hay láu lỉnh, cá tính hay thực dụng, mà vấn đề nằm ở chỗ ông có làm điều gì thì cũng chẳng có ai đánh giá đúng hay sai, nên hay không nên. 

Việc dùng nhiều trụ cột U.23 tham gia các trận đấu của ĐTQG có thể xem là “tích lũy kinh nghiệm” nhưng thực tế thì nếu có phát sinh chấn thương, triển vọng tại SEA Games sẽ đổ bể ngay lập tức. Những cầu thủ U.23 sẽ tham gia ĐTQG thực tế đều có kinh nghiệm rất tốt khi họ chơi bóng từ Asiad, đến AFF Cup và cả vòng loại U.22 châu Á (chưa tính V-League), liệu có cần thiết phải “nhồi” một vài cầu thủ trẻ đá đến 3-4 trận trong đợt chuẩn bị chưa đến 3 tuần cho SEA Games hay không?

Công bằng mà nói, liệu các cầu thủ U.23 có nên đóng góp cho ĐTQG chỉ vì 1 trận đấu mà nếu không có họ cũng chẳng thiếu người thay thế, trong khi đó, chiến dịch SEA Games lại cần họ nhiều hơn?

Theo Theo Sài Gòn Giải Phóng
MỚI - NÓNG
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm
TP - “Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn. Dự kiến tháng 7/2026, nơi in dấu chân chị Trâm sẽ kết nối hệ thống cao tốc Bắc-Nam.