Khoan, trám vết rò có thể tăng nguy hiểm cho đập

Khoan, trám vết rò có thể tăng nguy hiểm cho đập
TP - Trước thông tin Ban Quản lý Dự án Thủy điện Sông Tranh 2 (BQL) đang xử lý sự cố rò rỉ ở đập thủy điện bằng cách khoan sâu, bơm hóa chất cao su, vữa đặc biệt trám các vết nứt, nhiều nhà khoa học cho rằng đây chỉ là biện pháp tạm thời và có thể làm gia tăng mức độ nguy hiểm cho đập.

Thủy điện sông Tranh 2:

Khoan, trám vết rò có thể tăng nguy hiểm cho đập

>Thân đập thủy điện rò nước: Cần ngay tư vấn độc lập
>Đập thủy điện Sông Tranh 2: Nỗi lo kép

Việc bịt các chỗ nước chảy ra mái hạ lưu không thể coi là biện pháp đảm bảo chống thấm triệt để, ổn định lâu dài cho đập bị thấm như trường hợp của thủy điện sông Tranh 2, GS.TSKH Phạm Hồng Giang, Chủ tịch Hội Đập lớn & Phát triển Nguồn nước Việt Nam (VNCOLD), nói. Việc làm thông nước xuống hạ lưu cũng có thể tiến hành, song nếu chỉ vậy thì, nước thấm sẽ không giảm. Hơn nữa, nếu chất lượng thân đập không đảm bảo thì sẽ gây hậu quả phức tạp. Ngoài ra, cũng phải cần thận khoan đục thân đập khi nước còn cao trong hồ.

TS Nguyễn Trí Trinh, VNCOLD, cho rằng, hiện tượng nước chảy ra mái tương đối nhiều (không phải thấm) là đáng e ngại. Lượng thấm 30l/s là lưu lượng thấm không nhỏ chút nào. Theo ông Trinh biện pháp xử lý ngăn ngừa dòng thấm từ hạ lưu sẽ làm nước ngầm trong thân đập nâng cao, mặt nước thượng lưu sẽ cân bằng. Như vậy đập sẽ bị bổ sung một lực đẩy nổi rất lớn dẫn đến mất ổn định và trượt đập. Biện pháp xử lý ngăn ngừa dòng thấm từ hạ lưu như đã làm là nguy hiểm, làm tình trạng đập xấu thêm.

KS Hoàng Xuân Hồng, Trưởng Ban Khoa học & Công nghệ của VNCOLD cũng cho rằng, cách xử lý hiện thời sẽ không đem lại kết quả vì không thể bịt được dòng chảy có áp lực bằng các công nghệ đơn giản và thô sơ như vậy.

Phải xử lý từ thượng lưu

GS Giang cho rằng, nước chảy từ trên thượng lưu xuống thì phải chống thấm từ mặt thượng lưu đập. Đối với đập Sông Tranh 2, để gia cố chống thấm cho mặt thượng lưu, có nhiều cách giải quyết. Nếu xử lý khô thì phải hạ thấp mức nước hồ, làm khô mái thượng lưu rồi dán màng chống thấm. Cũng có thể sơn phủ chống thấm, hoặc phụt lớp gia cố chống thấm cho bê tông phía mặt thượng lưu.

Giải pháp hiệu quả nhất với công nghệ mới là dán lớp màng chống thấm (geomembrane) vào mặt thượng lưu và thi công trong nước, ông Giang nói. Giải pháp này sẽ không phải giảm mức nước hồ, nhà máy thủy điện có thể hoạt động bình thường. Biện pháp này đã được áp dụng thành công cho nhiều trường hợp tương tự trên thế giới, như trường hợp đập bê tông đầm lăn Platanovryssi (Hy Lạp) năm 2002. Đập này cao 95m và có vết nứt nhỏ trên mái thượng lưu và dòng thấm tràn ra mặt hạ lưu với lưu lượng cũng khoảng 30 l/s, tương tự như lượng thấm ở đập Sông Tranh 2.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG