Khổ như di sản thế giới

hánh địa Mỹ Sơn. Ảnh minh họa
hánh địa Mỹ Sơn. Ảnh minh họa
TP - Cả một ngày hè nóng nực, các di sản lớn của Việt Nam gặp nhau trong một căn phòng nhỏ. Đó là hội thảo quản lý di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam, do Bộ VH, TT&DL tổ chức tại Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội vừa qua.

Trong số các di sản thế giới gồm Thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, cố đô Huế, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, thành nhà Hồ, Hoàng thành Thăng Long, Vịnh Hạ Long, gần như chỉ có thành nhà Hồ và Hoàng thành Thăng Long là chưa được địa phương giao chỉ tiêu doanh thu từ bán vé hằng năm (cả hai hoàng thành này hoặc chưa kiện toàn đồng bộ hoặc kế hoạch khai thác chưa hiệu quả). Chỉ tiêu cao nhất thuộc về Cố đô Huế - được giao thu 250 tỷ đồng, và Vịnh Hạ Long - được giao thu 450 tỷ đồng năm 2014.

Điều đó cho thấy, di sản thế giới phải cõng/lãnh một trách nhiệm lớn lao trong thu ngân sách địa phương, đồng nghĩa sức ép của phát triển ngày càng đè nặng lên nhiệm vụ bảo tồn gìn giữ.

10 năm qua, năm nào Vịnh Hạ Long cũng phải trả lời khuyến nghị của UNESCO quanh tình trạng đổ đất lấn biển, nhà bè mọc lên trên vùng lõi của Vịnh, và hiện nay, Vịnh Hạ Long vẫn nằm trong danh sách khuyến nghị.

Đưa người dân lên bờ, lập thành làng chài cũng vướng: Ai sẽ quy hoạch làng ấy? Ngư dân là chủ nhân các hoạt động đánh bắt hải sản - một nét sinh hoạt của Vịnh Hạ Long, có nên dẹp bỏ hoàn toàn? Trong khi đó, thực ra, vài con thuyền đánh cá nho nhỏ còn hữu tình hơn những mô tô nước ầm ào và những đoàn tàu du lịch lừng lững ken dày trên mặt nước (đang phát triển quá nóng).

Cố đô Huế cũng khổ sở vì tiếp nhận đơn thư hằng ngày quanh việc xây dựng nhà. 17 vạn dân đang sống trong quần thể cố đô Huế - vùng chi phối của Luật Di sản (tổng số dân TP Huế là 36 vạn)! Còn thành nhà Hồ chiếm 1/3 diện tích huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa). Dân vẫn canh tác nông nghiệp trong khu vực bảo vệ đặc biệt, làm bật lộ các kiến trúc dưới đất.

Nhà cao tầng vẫn mọc lên. Hoàng thành Thăng Long thì chưa đảm bảo tiêu chí “nhất thể hóa” mà UNESCO đã khuyến nghị: 4,7ha thuộc đất Bộ Quốc phòng cùng hai ngôi nhà của hai gia đình lão thành cách mạng chưa được bàn giao, dù TP Hà Nội đã bố trí quỹ đất.

Xem ra, giành được danh hiệu đã khó, giữ di sản thế giới bền vững cho muôn đời còn khó hơn bội phần.

MỚI - NÓNG
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.