TPO - Nguyễn Thị Thanh Trúc, cô giáo tận tâm tại Trung tâm Phục hồi chức năng – Giáo dục trẻ em khuyết tật Khánh Hòa, đã dành trọn 10 năm gắn bó với các em nhỏ kém may mắn. Bằng tình yêu nghề, sự nhẫn nại và lòng kiên trì, cô không chỉ giúp các em vượt qua khó khăn mà còn xây dựng cho các em nền tảng để tự lập, hòa nhập cuộc sống.
TP - “Giặt là sáng”- tiệm giặt là nhỏ xinh nằm yên bình bên bờ sông Sét (Phường Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội). Ở đó, thoạt trông như bao tiệm giặt là khác, nhưng mọi thứ lại diễn ra trong yên lặng. Bởi tất cả nhân viên đều là người điếc. Họ giao tiếp với khách hàng bằng các bảng thông tin, ngôn ngữ ký hiệu và nụ cười.
TPO - Nguyễn Hoàng Linh (sinh năm 2000) từng lọt top 3% cử nhân có điểm tốt nghiệp cao nhất toàn khoá của Trường Đại học Ngoại thương. Đồng thời, cô chinh phục hàng loạt học bổng danh giá đến từ các tập đoàn Coca-Cola, Panasonic,... Tháng 6/2023, Hoàng Linh tiếp tục vui mừng nhận tin là 1 trong 2 sinh viên quốc tế duy nhất nhận học bổng toàn phần của A.Wilhelmsen tại trường BI Norwegian Business School, Na Uy. Cô luôn coi việc học tập, công việc và cuộc sống của mình là một đường chạy Marathon.
TP - Trải qua hơn 10 năm, nhiều thế hệ sinh viên Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) vẫn miệt mài trên con đường “thắp sáng tri thức”, mang đến ước mơ tìm con chữ cho các em học sinh khiếm thị.
TP - 23 tuổi, chàng trai Lưu Hải đã có 5 năm khởi nghiệp với tai nghe in-ear custom - một dòng tai nghe chuyên biệt được làm riêng phù hợp với từng cá tính, sở thích của các ca sĩ, nghệ sĩ và người dùng âm thanh cao cấp.
TPO - Phạm Tiến Đam (21 tuổi) hiện là sinh viên năm 4, chuyên ngành Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Là một cán bộ Đoàn - Hội, nam sinh viên luôn tích cực và đạt được nhiều thành tích trong học tập và phong trào ngoại khóa. Hiểu được tầm quan trọng của chương trình giáo dục được thiết kế để dành riêng cho các em học sinh đặc biệt gặp nhiều trở ngại trong giao tiếp, sinh hoạt và học tập, Tiến Đam đã và đang trên hành trình vươn tới nghề trồng người.
Mới đây, tập thể lớp 10 chuyên Địa - K115 Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội cùng cha mẹ học sinh đã có chuyến thăm và tặng quà đầy ý nghĩa tại Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ khuyết tật Hà Nội (thôn Tràng An, thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội).
TPO - Bằng cả tấm lòng yêu thương với những mảnh đời kém may mắn, năm 2014 bà Lương Thị Thu Hà đã thành lập Trung tâm TG&CTSTKT Hương Giang Yên Bái. Sau 9 năm hoạt động (từ năm 2014), tới nay trung tâm đã phục hồi chức năng cho khoảng 1000 trẻ kém may mắn. Đặc biệt, trong dịp 8/3 này hoạt động làm hoa, quà và các sản phẩm trang trí của các em nhỏ khuyết tật tại trung tâm đang diễn ra rất sôi nổi.
Tốt nghiệp chuyên ngành tiếng Anh thương mại, thay vì chọn ‘việc nhẹ lương cao’, Bảo Tâm quyết định dành thời gian dạy tiếng Anh miễn phí cho trẻ khiếm thính.
TPO - Vì bị khiếm thính từ nhỏ nên cô bé Điền Tuyết Khiết đã mất đi khả năng nghe nói, nhưng nhờ có sự giúp đỡ của cô giáo và các bạn học ở trường, hiện nay em đã bắt đầu nói chuyện được và phát âm cũng có nhiều tiến bộ rõ rệt.
TPO - Ngày 26/8, báo Tuổi Trẻ TPHCM phối hợp cùng Thành Đoàn Hà Nội tổ chức lễ trao “Sinh kế cho thanh niên khuyết tật, đặc biệt khó khăn” tới 50 thanh niên đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội, với tổng kinh phí 900 triệu đồng.
TP - Gần 10 năm nay, cơ sở sản xuất hàng lưu niệm thổ cẩm của chị Thu trở thành mái ấm cho thanh niên khuyết tật, trẻ mồ côi. Những phận người “tàn nhưng không phế” ấy từng bước vươn lên trong cuộc sống, vững tay nghề và có thể tự lập mưu sinh.
TPO - Ít nhất 301 binh sĩ Anh đã phải nhập viện trong quá trình lái thử xe tăng Ajax mới được đưa vào biên chế của quân đội Anh. Được biết, những người lính này bị đau lưng và khớp cũng như mất thính giác do âm thanh và độ rung cực lớn của phương tiện trong khi hoạt động.
TPO - Trần Thảo Linh (sinh năm 1993) sống tại Hà Nội đã vượt qua mặc cảm, tự ti của một người khiếm thính để theo đuổi công việc mà mình yêu thích. Hiện Linh đang là một content marketer và copywriter.
TPO - Cô gái này thấy hơi đau tai nên đi khám, nhưng bác sĩ bảo rằng không có gì đáng lo, đó chỉ là do dầu gội đầu chảy vào tai cô mà thôi. Nhưng kết quả thì kinh khủng hơn cô tưởng nhiều: Cô dần không nghe thấy gì nữa.
TPO - Cô bạn Ashley Lawrence và mẹ đã dùng những miếng nhựa trong suốt và vải từ ga trải giường để thiết kế một loại “khẩu trang hạnh phúc” cho người điếc và gặp vấn đề thính giác.
TPO - Một người đàn ông khiếm thính ở Mỹ đã đệ đơn kiện website phim khiêu dâm nổi tiếng với cáo buộc không tôn trọng người khuyết tật, chỉ vì website này đăng video không có phụ đề.
TPO - Ở tuổi 21, cô sinh viên vừa tốt nghiệp Đinh Thị Phú Hiền làm quen với những bài học "nói" bằng tay đầu tiên và tham gia các hoạt động ở trường, khu nội trú để có thể gần gũi, hiểu được đời sống, tình cảm của những học sinh khuyết tật. Sự gắn bó và tình yêu dành cho những mảnh đời thiếu may mắn này được bắt đầu một cách thật tình cờ.
TP - Lớp học đặc biệt này không có âm thanh. Các học viên - một nửa là người điếc, một nửa lành lặn - cùng được học cách nói chuyện với nhau bằng... tay, được học những kỹ năng sống cơ bản như sơ cấp cứu, phòng tránh tai nạn...
TP - Không có những lời đường mật, chỉ thể hiện tình yêu qua ánh mắt cùng cử chỉ chăm sóc lẫn nhau, đôi vợ chồng câm điếc bẩm sinh Thanh - Tài ở huyện Cư M’gar (Đắk Lắk) khiến nhiều người cảm phục, ngưỡng mộ vì cách vun vén độc đáo cho mái ấm. Không hề giàu có về tiền bạc, họ vẫn cùng nhau tô điểm cho ngôi nhà hạnh phúc.
TP - Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, hiện cả nước có khoảng 15.500 trẻ em dưới 6 tuổi điếc hoặc nghe khó. Trong đó, phần lớn trẻ không được tiếp cận với giáo dục mầm non, trong khi cha mẹ trẻ không có những hỗ trợ chuyên môn cần thiết.
TP - Hai vợ chồng chủ xưởng mỹ nghệ đều bị câm điếc bẩm sinh, giao tiếp với mọi người qua cử chỉ, hành động. Đó là anh Nguyễn Ngọc Tài (SN 1987), và vợ là chị Nguyễn Thị Thanh (SN 1988) ở tổ dân phố 4, thị trấn Quảng Phú (huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk).