Khi bác sĩ nhầm, ai bảo vệ bệnh nhân?

Ngoài chuyện nhầm, nhiều bác sĩ còn có “bệnh” quên. Bông gạc bị bỏ quên trong bụng người bệnh khá phổ biến Ảnh: L.N
Ngoài chuyện nhầm, nhiều bác sĩ còn có “bệnh” quên. Bông gạc bị bỏ quên trong bụng người bệnh khá phổ biến Ảnh: L.N
TP - Việt Nam chưa có tổ chức bảo vệ bệnh nhân khỏi những nhầm lẫn tai hại của bác sĩ. Bệnh nhân và người nhà nên tích cực hỏi về trường hợp của mình để giảm nguy cơ bị điều trị nhầm.

> Bỗng dưng muốn chết
> Khi bác sĩ nhầm

Ngoài chuyện nhầm, nhiều bác sĩ còn có “bệnh” quên. Bông gạc bị bỏ quên trong bụng người bệnh khá phổ biến Ảnh: L.N
Ngoài chuyện nhầm, nhiều bác sĩ còn có “bệnh” quên.
Bông gạc bị bỏ quên trong bụng người bệnh khá phổ biến. Ảnh: L.N.

Nhầm cả nhóm máu

Một cán bộ của Vụ Bảo hiểm y tế thuộc Bộ Y tế cho biết, nhiều đợt khảo sát về việc chụp X-quang và các chẩn đoán hình ảnh khác ở bệnh viện cho thấy tình trạng bác sĩ đọc sai kết quả dẫn đến chẩn đoán và điều trị nhầm diễn ra khá phổ biến.

Khảo sát mới đây từ 416 phim X-quang, được chụp tại 6 bệnh viện thuộc ba tỉnh Yên Bái, Thanh Hóa và Phú Yên cho thấy, tỷ lệ phim chụp không đạt tiêu chuẩn dao động 7,1 - 48% do sai tư thế chụp và kỹ thuật chụp; 22,6-61% kết quả đọc phim không phù hợp với chẩn đoán của chuyên gia. Từ đó dẫn đến nhiều người không có bệnh bị mang bệnh, người mắc bệnh lại được chẩn đoán không có gì.

Là chuyên gia trong phẫu thuật, PGS.TS Nguyễn Hoài Nam, Tổng Thư ký Hội Phẫu thuật Lồng ngực và Tim mạch, cho biết nhầm lẫn trong y khoa không giới hạn ở bác sĩ mới ra trường mà cả chuyên gia đầu ngành.

Hơn 20 năm trong nghề, bác sĩ Nam đúc kết nhiều căn bệnh khiến bác sĩ dễ nhầm lẫn, trong đó có cả u nang buồng trứng xoắn chẩn đoán nhầm là viêm ruột thừa, hay viêm túi mật cấp nhầm với viêm dạ dày, viêm đáy phổi nhầm với viêm phúc mạc...Chính những chẩn đoán ấy khiến bác sĩ mổ nhầm cho bệnh nhân. “Trong cuộc đời hơn 27 năm hành nghề y khoa, không dưới 10 lần tôi gặp sự nhầm lẫn trớ trêu này”, bác sĩ Nam nói.

Bệnh nhân có quyền được hỏi và được biết bệnh tình trong quá trình khám chữa bệnh để hạn chế nhầm lẫn do bác sĩ gây ra Ảnh: L.N
Bệnh nhân có quyền được hỏi và được biết bệnh tình trong quá trình khám chữa bệnh để hạn chế nhầm lẫn do bác sĩ gây ra.
Ảnh: L.N.

PGS.TS.BS Võ Văn Thành, Chủ tịch Hội Cột sống TPHCM, cho biết, những nhầm lẫn y tế gặp nhiều nhất là cho thuốc sai, đọc sai hay xem thường kết quả xét nghiệm, bỏ qua kết quả hình ảnh học. “Nguy hiểm hơn, có trường hợp bác sĩ nhầm lẫn nhóm máu khi truyền máu, mổ nhầm vị trí bệnh do có hai bệnh nhân cùng tên, mổ nhầm chân tay bệnh nhân; chỉ định mổ sai do chẩn đoán bệnh sai”, bác sĩ Thành nói.

Theo các chuyên gia, ở Việt Nam chưa có thống kê cụ thể về nhầm lẫn trong y khoa của bác sĩ nhưng có thể khẳng định là rất nhiều. Ở Mỹ, từ năm 1988 đến nay, Ủy ban Phối hợp về uy tín của các cơ quan y tế Mỹ ghi nhận 136 ca mổ nhầm bệnh nhân hoặc mổ nhầm bộ phận. Kết quả phân tích 126 ca cho thấy, 76% mổ sai bộ phận, 13% mổ nhầm bệnh nhân và 11% dùng thủ thuật không phù hợp.

Có bác sĩ phải bồi thường, xin lỗi nhưng không ít bác sĩ bỏ ngỏ trách nhiệm khi mổ nhầm bệnh nhân Ảnh: L.N
Có bác sĩ phải bồi thường, xin lỗi nhưng không ít bác sĩ bỏ ngỏ trách nhiệm
khi mổ nhầm bệnh nhân. Ảnh: L.N.

Tự cứu mình

Bác sĩ Hoài Nam cho rằng, để tránh nhầm lẫn giữa các bệnh phải mổ điều trị ngoại khoa với các bệnh chỉ cần điều trị nội khoa, điều cần tuân thủ nghiêm ngặt là khám và hỏi bệnh tỉ mỉ, làm đủ xét nghiệm cần thiết, đặc biệt là xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh.

Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân thường đến bệnh viện trong tình trạng cấp cứu nên bác sĩ cũng gặp nhiều khó khăn khi hỏi. “Bệnh nhân và người nhà cần hợp tác tốt với bệnh viện để cung cấp thông tin để tránh nhầm lẫn đáng tiếc”, bác sĩ Hoài Nam khuyên.

"Là chuyên gia trong phẫu thuật, PGS.TS Nguyễn Hoài Nam, Tổng Thư ký Hội Phẫu thuật Lồng ngực và Tim mạch, cho biết nhầm lẫn trong y khoa không giới hạn ở bác sĩ mới ra trường mà cả chuyên gia đầu ngành.

Hơn 20 năm trong nghề, bác sĩ Nam đúc kết nhiều căn bệnh khiến bác sĩ dễ nhầm lẫn, trong đó có cả u nang buồng trứng xoắn chẩn đoán nhầm là viêm ruột thừa, hay viêm túi mật cấp nhầm với viêm dạ dày, viêm đáy phổi nhầm với viêm phúc mạc... Chính những chẩn đoán ấy khiến bác sĩ mổ nhầm cho bệnh nhân.

“Trong cuộc đời hơn 27 năm hành nghề y khoa, không dưới 10 lần tôi gặp sự nhầm lẫn trớ trêu này."  - Bác sĩ Nam nói.

 

Bệnh nhân cũng đừng ngại hỏi, nếu cảm thấy bị phớt lờ hay bị từ chối, có thể tìm thầy thuốc khác tận tâm hơn để xin hoặc đề nghị được giải thích. “Trong bệnh viện, bệnh nhân có quyền hỏi bác sĩ, điều dưỡng những gì muốn biết rõ về bệnh tình của mình. Khi nghi ngờ bị cho thuốc nhầm phải hỏi ngay”, bác sĩ Thành khuyên.

Theo bác sĩ Phan Dzư Lê Thắng (BV Chấn thương chỉnh hình TPHCM), bệnh nhân không nên ngần ngại tham vấn hai, ba bác sĩ chuyên khoa để tự quyết định biện pháp điều trị tốt nhất. “Nếu phải phẫu thuật, bệnh nhân cũng nên tìm hiểu để biết đây là loại phẫu thuật gì, tai biến ra sao, thời gian mổ, thời gian nằm trước khi đi lại, thời gian hồi phục... để tránh trường hợp như mổ nhầm người hay mổ sai bệnh”, bác sĩ Thắng nói.

Bác sĩ Nguyễn Đại Biên, Trưởng khoa Khám bệnh BV Nhân dân 115, cho biết dùng thuốc sai chỉ định, sai liều là nhầm lẫn y tế thường xảy ra. Vì vậy, bệnh nhân nên nhớ tên thuốc, biết tại sao phải dùng thuốc và tác dụng.

Những tai nạn do nhầm lẫn xảy ra tràn lan trong hành nghề, không chỉ khiến bệnh nhân ôm thêm bệnh, có khi chết oan mà bác sĩ cũng khốn đốn. Tuy nhiên, hiện chưa có một tổ chức bảo vệ an toàn bệnh nhân.

“Ở Mỹ đã có những tổ chức, hội đoàn, ủy ban, quỹ bảo vệ an toàn bệnh nhân giúp tạo điều kiện an toàn tối đa cho bệnh nhân; có cả ủy ban kiểm tra chất lượng phục vụ bệnh viện, đánh giá sự an toàn phẫu thuật cho bệnh nhân”, bác sĩ Võ Văn Thành cho biết. Ở Việt Nam, vì chưa có tổ chức nào đứng ra bảo vệ bệnh nhân nên khi bệnh nhân bị mổ nhầm, nơi bồi thường, nơi xin lỗi và cũng có nơi bỏ ngỏ trách nhiệm.

Chưa có thống kê chính thức nhưng theo Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), tình trạng bỏ quên gạc trong bụng bệnh nhân phổ biến ở nhiều bệnh viện. 2 năm trở lại đây, khoảng 10 bệnh nhân ôm họa do bác sĩ sau phẫu thuật quên bông gạc trong bụng người bệnh. Mới nhất, BV Cấp cứu Trưng Vương TPHCM lấy miếng gạc trong bụng bệnh nhân sau 3 tháng từ một ca mổ ruột thừa trước đó.

Tháng 7-2010, ông Nguyễn Ngọc Oánh sau khi xuất viện Bệnh viện Đa khoa Kon Tum vẫn thấy vết thương chảy mủ. Đi khám thì bác sĩ phát hiện có một miếng gạc y tế khá to nằm trong bụng, dính đầy mủ. Mới đây, BV Phụ sản Tiền Giang sau mổ bắt con cho bệnh nhân cũng quên miếng gạc trong bụng khiến sản phụ phải mổ lại. 

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
TPHCM 24/7: Cựu cục trưởng Đỗ Thị Nhàn bị tịch thu bao tiền? Thuận An nói về 2 gói thầu ở TPHCM
TPHCM 24/7: Cựu cục trưởng Đỗ Thị Nhàn bị tịch thu bao tiền? Thuận An nói về 2 gói thầu ở TPHCM
TPO - Người tự nhận có thể cầu mưa cho TPHCM nhận lỗi; Cựu cục trưởng Đỗ Thị Nhàn phải nộp thêm 400.000 USD và 100 triệu đồng; Nam thanh niên trộm chó trong tích tắc; Siêu tàu cao tốc từ TPHCM - Côn Đảo chính thức hoạt động; Đốn hạ hơn 400 cây xanh để làm tuyến Metro số 2,... là những tin tức đáng chú ý tại TPHCM tuần qua.