Khai hội Giỗ Tổ Hùng Vương tại TPHCM

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Chương trình nghệ thuật đêm khai mạc Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm nay bên cạnh khơi gợi lịch sử nguồn cội từ ngàn đời nay, còn là màn trình diễn đậm bản sắc văn hóa các vùng miền đất nước.

Tối 8/4, tại Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc (TP. Thủ Đức, TPHCM) đã diễn ra chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng năm 2022. Đây là sự kiện mở màn Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay tại TPHCM.

Chương trình nghệ thuật là dịp gợi nhắc lịch sử đáng tự hào của bao thế hệ con Rồng cháu Tiên, lan tỏa những truyền thống, đạo lý tốt đẹp được lưu truyền ngàn đời của dân tộc ta, giới thiệu, quảng bá những nét đẹp, giá trị văn hóa quý báu của các vùng miền đất nước. Chương trình có sự tham gia biểu diễn của các ca sĩ, nghệ sĩ 3 miền Tổ quốc: NSƯT Tô Châu, Việt Hoàn, ca sĩ Huỳnh Lợi, Phạm Kim Thoa, Huyền Trang, Thu Trang cùng các vũ đoàn.

Khai hội Giỗ Tổ Hùng Vương tại TPHCM ảnh 1

Màn trống hội gợi khí thế hào hùng, sục sôi mở màn chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm nay tại TPHCM.

Khai hội Giỗ Tổ Hùng Vương tại TPHCM ảnh 2

“Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba". Câu ca được bao thế hệ người Việt lưu truyền cũng là lời nhắc nhớ về cội nguồn dân tộc đối với mỗi người.

Khai hội Giỗ Tổ Hùng Vương tại TPHCM ảnh 3

Ca sĩ Huyền Trang (Quán quân Sao Mai 2013 dòng nhạc dân gian) tái hiện huyền sử Mẹ Âu Cơ - Cha Lạc Long Quân với ca khúc "Đất nước lời ru".

Khai hội Giỗ Tổ Hùng Vương tại TPHCM ảnh 4

Lời ca gợi nhắc mỗi người con dân nước Việt dù "ăn đâu làm đâu" thì cũng "biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ".

Khai hội Giỗ Tổ Hùng Vương tại TPHCM ảnh 5

NSƯT Tô Châu với tiết mục ca cổ "Trên đất Vua Hùng".

Khai hội Giỗ Tổ Hùng Vương tại TPHCM ảnh 6

Nhóm Giai điệu Việt cùng tốp múa đem lại bầu không gian văn hóa đặc trưng các vùng miền của đất nước qua ca khúc "Quê hương ba miền".

Khai hội Giỗ Tổ Hùng Vương tại TPHCM ảnh 7

Ca sĩ Phạm Kim Thoa với "Mùa xuân trên quê hương" trên nền những thắng cảnh trải dài khắp đất nước hình chữ S.

Khai hội Giỗ Tổ Hùng Vương tại TPHCM ảnh 8

NSƯT Việt Hoàn song ca cùng ca sĩ Thu Trang với ca khúc "Đường bốn mùa xuân".

Khai hội Giỗ Tổ Hùng Vương tại TPHCM ảnh 9
Khai hội Giỗ Tổ Hùng Vương tại TPHCM ảnh 10
Khai hội Giỗ Tổ Hùng Vương tại TPHCM ảnh 11

Liên khúc hân hoan, vui tươi "Việt Nam chào ngày mới" - "Sài Gòn đô hội" với sự tham gia của các nghệ sĩ trẻ thuộc Học viện Nghệ thuật Queen Art và vũ đoàn Mây, Gió Việt.

Với chủ đề “Hội tụ tinh hoa văn hoá Việt Nam”, Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2022 tại TPHCM được tổ chức từ ngày 8-11/4 (nhằm ngày 8-11/3 Âm lịch) với nhiều nội dung phong phú thể hiện đậm nét bản sắc văn hoá dân tộc các vùng, miền trên cả nước. Đây cũng là dịp để người dân chiêm nghiệm, thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật, đặc trưng ẩm thực các vùng, miền của các hội đoàn, đơn vị, các tổ chức, doanh nghiệp.

Tại Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc (phường Long Bình, TP. Thủ Đức), chương trình Lễ giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra nhiều hoạt động dành cho đông đảo bà con nhân dân, du khách thập phương tham gia, có thể kể đến như: không gian trò chơi dân gian, ẩm thực 3 miền; trưng bày cổ vật, trang phục các dân tộc trong cộng đồng 54 dân tộc anh em; cùng các chương trình văn nghệ đặc sắc... Trong ngày chính hội (10/4), đại diện chính quyền TPHCM và người dân cùng dâng hương tri ân, tưởng nhớ các vị Vua Hùng, các bậc tiền nhân đã có công dựng nước, bảo vệ nền độc lập, tự do cho Tổ quốc.

Chào mừng giỗ Tổ Hùng Vương năm nay, Bảo tàng Áo dài (TP. Thủ Đức) tổ chức chuỗi hoạt động đặc sắc hướng về nguồn cội. Xuyên suốt 3 ngày diễn ra (9-11/4), nơi đây trở thành ngày hội để người dân tham gia trò chơi vận động tái hiện câu chuyện truyền thuyết Sơn Tinh - Thuỷ Tinh; sân chơi giải đố về di sản văn hoá; hướng dẫn thắt lá dừa nghệ thuật; phục vụ nhu cầu thưởng thức bánh chưng, bánh dày...

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.