Mua xong, mình cười hỏi sao trong quán có mình con mà nãy giờ bà không đến mời con mua, bà bảo: Thấy con đang ăn nên bà không dám đến mời, sợ phiền. Bà định đợi con ăn xong rồi bà đến mời cũng được. (Câu chuyện chia sẻ trên Facebook: Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu).
1.000 đồng
Nhiều năm trước đây, khi đó tôi khoảng 11 tuổi. Có một lần ba và tôi dừng lại mua đồ ở một cửa hiệu bách hóa ven đường. Tôi cảm thấy mất thời gian khi ba cứ đứng đợi người ta trả lại 1.000 đồng tiền thừa. Cô bán hàng lục lọi trong hộp tiền khá lâu khiến tôi bực bội giục ba thôi đừng lấy nữa. Ba tôi im lặng không nói gì, nhận 1.000 đồng từ tay người bán hàng, vuốt thẳng tờ tiền, gấp làm đôi rồi cho vào túi. Mãi tận mấy năm sau, ba có nhắc lại chuyện này và nói với tôi rằng: “Lúc nào con biết quý trọng tiền lẻ và những thứ tưởng chừng nhỏ nhặt thì con mới có thể giữ gìn được tiền chẵn và những điều lớn lao hơn”.
Sáng nay, tôi mua cà phê, nhân viên trả lại 1.000 đồng, cầm trên tay và bất chợt nhớ lại câu chuyện của mười mấy năm trước. Dù là tiền lẻ hay tiền chẵn, là vật giá trị hay tầm thường, nhưng nếu nó được làm ra từ sức lao động chân chính thì tất cả chúng đều cần được trân quý như nhau. (Câu chuyện chia sẻ trên fanpage: Vì Mẹ Là Mẹ Của Con).
Cẩn thận mùa Noel
Các bạn chụp ảnh ở khu vực trung tâm mua sắm, đường Nguyễn Huệ (TPHCM), các nơi đông đúc mùa lễ Noel cần cảnh giác băng nhóm giật điện thoại di động, nhất là khi các bạn giơ máy lên chụp. Khó lòng tìm lại vì chúng chuyền nhau rất nhanh. Một số bạn đeo túi máy ảnh cũng có thể trở thành con mồi vì chúng có thể cắt dây đeo, hoặc giật trong chớp mắt. Dĩ nhiên, giỏ xách, bóp tiền luôn nằm trong danh sách yêu thích của bọn trộm cướp. (Những lời cảnh giác chia sẻ trên fanpage: Có Thể Bạn Chưa Biết).