IS từng có nguyên liệu phóng xạ để chế bom bẩn

Chiến binh nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Ảnh: Breitbart.
Chiến binh nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Ảnh: Breitbart.
IS từng sở hữu cobalt, nguyên liệu chính để chế tạo bom bẩn, khi họ chiếm Mosul vào năm 2014.

Hai máy xạ trị tại Đại học Mosul chứa hai ống cobalt - kim loại với mức phóng xạ có thể gây chết người. Tuy nhiên lực lượng Iraq phát hiện ra thiết bị vẫn còn nguyên vẹn khi họ giải phóng thành phố trong tháng này, theo Washington Post.

"Chúng không thông minh đến mức đó", một quan chức Bộ Y tế Iraq nói về nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

Cơ quan tình báo phương Tây biết về sự tồn tại của cobalt ở Mosul. Họ đã theo dõi trong ba năm qua để xem IS có cố gắng sử dụng nó hay không.

Cobalt được sử dụng để diệt tế bào ung thư khi nó được chứa trong lớp che chắn của máy xạ trị. Tuy nhiên, khủng bố có thể dùng cobalt để chế tạo bom bẩn (bom sử dụng chất nổ thông thường để rải chất phóng xạ trên một khu vực rộng lớn).

Một báo cáo tháng 11/2015 nói rằng người đứng cách lõi phóng xạ không che chắn của vật liệu một mét sẽ bị nhiễm liều phóng xạ tử vong trong chưa đầy ba phút.

Không rõ vì sao IS không tận dụng cobalt được lưu giữ tại Đại học Mosul. Các chuyên gia hạt nhân cho rằng IS có thể không biết cách loại bỏ lớp phủ dày của máy mà không tiếp xúc với liều phóng xạ gây tử vong.

David Albright, chuyên gia về vũ khí hạt nhân, nói rằng bom bẩn được làm từ cobalt có thể dẫn tới sự hoảng loạn lớn. "Có thể sẽ không có nhiều người chết, nhưng người dân sẽ vô cùng hoảng loạn. Đường phố sẽ vắng vẻ vì người dân bỏ chạy, sợ ảnh hưởng của bức xạ", ông nói thêm.

Mosul rơi vào tay IS năm 2014 và bị nhóm phiến quân biến thành thành trì. Quân đội Iraq cùng các tay súng liên minh bắt đầu chiến dịch giải phóng Mosul từ tháng 10/2016. Thủ tướng Iraq ngày 10/7 tuyên bố chiến thắng IS tại thành phố này.

Theo Theo Vnexpress
MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.