Chúng tôi là một trong số những người may mắn được chứng kiến một trong những lễ cầu an lớn trong năm ở đây, dịp tháng 10 này. Hàng ngàn người dân đến chứng kiến lễ hội này, nhiều người trèo lên nóc các tòa nhà xung quanh để xem cho rõ.
Thông thường, lễ cầu an do các tu sỹ thực hiện (thường là 7 người). Nhưng lễ cầu an đặc biệt thì có cả dàn nhạc sống đình đám, các nghệ sỹ múa được tuyển lựa tới tham gia các công việc phụ lễ, còn người chủ trì là các quan chức lãnh đạo.
Điều đặc biệt lưu ý với khách nước ngoài, khi đi thuyền trên sông Hằng hay bước lên những Ghat (thập cấp), bậc thềm diễn ra nghi lễ cầu an bên bờ sông Hằng, tất cả mọi người đều phải đi chân không vì nếu đi giầy dép được cho là xúc phạm nữ thần sông Hằng ( hay còn gọi là Ganga).
Tắm trên sông Hằng được cho là tẩy trần mọi tội lỗi. Uống nước sông Hằng được cho là đem lại may mắn. Chính vì thế, người chết trước khi lên giàn hỏa thiêu ngay bên sông Hằng, được gột rửa bằng nước sông Hằng. Trâu, bò, lợn, gà chết cũng được đem thả xuống sông Hằng. Chính vì vậy, giờ đây sông Hằng đang trở thành một trong những con sông ô nhiễm nhất thế giới.
Các thiếu nữ thắp nến sẵn sàng
Các thiếu nữ phụ lễ.
Mọi người đều phải đi chân đất.
Sữa bò, bánh, gạo, hoa, cỏ cây... được lần lượt trút xuống dòng sông Hằng một cách kính cẩn.
Người dân chèo thuyền ra sông dự lễ cầu an
Nhiều người trèo lên kín ngôi nhà ngay bờ sông để được nhìn rõ. Trước kia, vua chúa Ấn Độ thường xây lâu đài ngay bên bờ sông để thuận tiện cho việc tẩy trần hàng ngày.
Đây cũng là điểm thu hút du khách nước ngoài hằng đêm
Các nữ cảnh sát bảo vệ an ninh cho lễ hội.
Sông Hằng đầy huyền bí trong đêm cầu an.