Hợp tác giữa Cảnh sát biển Việt Nam và Mỹ diễn ra mạnh mẽ

Tư lệnh Cảnh sát biển Mỹ Admiral Karl L. Schultz. (Ảnh: American Security Today)
Tư lệnh Cảnh sát biển Mỹ Admiral Karl L. Schultz. (Ảnh: American Security Today)
TPO - Trong cuộc họp báo qua điện thoại ngày 21/10, Tư lệnh cảnh sát biển Mỹ Karl L. Schultz cho biết hợp tác giữa lực lượng này với Cảnh sát biển Việt Nam đang diễn ra rất mạnh mẽ.

Cuộc họp báo diễn ra khi Tư lệnh Schultz đang có chuyến thăm Philippines và sắp lên đường thăm Nhật Bản. Ông khẳng định cả hai nước này đều là đối tác chủ chốt của Mỹ vì một trật tự dựa trên luật lệ và minh bạch ở Thái Bình Dương. Cảnh sát biển Mỹ đã đóng vai trò ở khu vực này từ hơn 150 năm trước, và chuyến thăm lần này của ông nhằm tái khẳng định cam kết của Mỹ ngày nay là mạnh hơn bao giờ hết.

Tư lệnh Schultz cho biết Cảnh sát biển Mỹ được cử đến khu vực khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương kể từ tháng 6 năm nay để thực hiện các chiến dịch an ninh quốc phòng trên biển cùng với Bộ tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương Mỹ trên Biển Đông và Hoa Đông, mở rộng quan hệ đồng minh và đối tác trên khắp khu vực.

Thủy thủy đoàn trên tàu Stratton đang hoàn tất chương trình huấn luyện trên biển Sama Sama, chương trình chung của Mỹ, hải quân Philippines và Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản.

Trả lời câu hỏi về hợp tác của Cảnh sát biển Mỹ với Việt Nam, Đô đốc Schultz nói rằng quan hệ hợp tác đó đang rất mạnh mẽ. Mùa hè trước, ông đón Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Tư lệnh Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, đến trụ sở của Cảnh sát biển Mỹ Washington D.C, và đó là một chuyến thăm quan trọng.

Cảnh sát biển Mỹ cam kết nỗ lực huấn luyện và hỗ trợ kỹ thuật cho Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines. Trên khắp khu vực, năng lực chuyên môn và các mối quan hệ quốc tế mở rộng cho phép Mỹ xây dựng năng lực cho các đối tác và mô hình  hóa các hành vi và giá trị dựa trên luật lệ mà Mỹ muốn thấy ở khu vực, Tư lệnh Schultz nói.

Trong khi năng lực của Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines tăng thêm, nhiều quốc gia Ấn Độ - Thái Bình Dương vẫn thiếu khả năng giữ trật tự đầy đủ trên vùng biển chủ quyền của họ, khiến họ dễ bị tổn thương trước các vấn đề như buôn bán ma túy, buôn người, đánh bắt hải sản trái phép, không báo cáo và không theo quy định, cướp biển và khủng bố.

Tham vọng của Trung Quốc

Trước các hành động bắt nạt và đối đầu từ Trung Quốc, Cảnh sát biển Mỹ mang lại quan hệ hợp tác và đối tác minh bạch trong cả lĩnh vực chuyên môn và cá nhân, ông Schultz nói.

Ông khẳng định mục tiêu của Cảnh sát biển Mỹ là trở thành một đối tác minh bạch và được ưa thích ở khu vực. Vì thế, họ điều chỉnh hoạt động và huấn luyện phù hợp với nhu cầu của từng nước cụ thể ở khu vực.

Trong 10 tháng qua, Cảnh sát biển Mỹ cử 2 tàu cao tốc Stratton và Bertholf đến khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương để tăng cường khả năng quản trị biển, thúc đẩy quan hệ đối tác và đối mặt với các mối đe dọa.

Đánh giá về sự hiện diện của Trung Quốc trên biển Đông hiện nay, Đô đốc Schultz nói rằng theo quan sát của ông, Trung Quốc đang tập trung thúc đẩy những lợi ích của họ ở khu vực.

“Trung Quốc nói rằng những hành động của họ mang tính chất hòa bình, nhưng rồi chúng ta thấy những đảo nhân tạo không còn là những hòn đảo như ngày xưa. Chúng ta thấy đường băng trên những đảo đó. Chúng ta thấy những tên lửa hành trình chống hạm và những hạ tầng quân sự khác không giống những điều Trung Quốc nói”, ông Schultz nói.

Một ví dụ là đá Chữ Thập, một cấu trúc xưa kia không có gì nhưng nay đã biến thành một đảo nhân tạo, được trang bị các hệ thống quân sự, dù có máy bay chiến đấu trên mặt đất hay không.

“Chúng ta rõ ràng nghe thấy Trung Quốc mấy năm qua vẫn nói không quân sự hóa, nhưng hành vi thực tế của họ cho thấy điều ngược lại”, ông Schultz nói.

Vị Tư lệnh Mỹ cho rằng sáng kiến Vành đai Con đường hay Con đường tơ lụa vùng vực cho thấy lộ trình mà Trung Quốc đang theo đuổi để tăng hiện diện trên toàn cầu. Ông Schultz kể rằng trong chuyến đi của ông đến Greenland gần đây, ông thấy Trung Quốc thể hiện mong muốn trở thành đối tác phát triển các sân bay và cảng biển ở đó.

“Khi Cảnh sát biển Mỹ tiến hành hoạt động định kỳ ở Bắc cực, chúng tôi thấy tàu nghiên cứu Snow Dragon của Trung Quốc đến đó 6 lần trong 9 năm qua. Vì thế tôi nghĩ rõ ràng Trung Quốc có ý định bành trướng”, ông nói.

MỚI - NÓNG