Hỗn loạn du lịch Ấn Độ

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Tình trạng ô nhiễm sông linh thiêng, khói bụi độc hại và mối đe dọa đánh bom giả đối với các chuyến bay đang tạo nên sự hỗn loạn cho ngành du lịch Ấn Độ.

Du lịch hỗn loạn vì ô nhiễm

Reuters cho biết, tuần qua nồng độ các hạt bụi mịn PM2.5 tại New Delhi đã tăng vọt gấp 40 - 50 lần mức tối đa hàng ngày được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị.

Các đài truyền hình thế giới gọi New Delhi là “Thành phố độc hại”, bởi sự gia tăng ô nhiễm không khí, nhất là sau lễ hội Ánh sáng - Diwali lớn nhất của Ấn Độ hôm 31/10, dẫn đến gia tăng các vấn đề về hô hấp và nhập viện.

Hỗn loạn du lịch Ấn Độ ảnh 1

Các đài truyền hình thế giới gọi New Delhi là “Thành phố độc hại”, bởi sự gia tăng ô nhiễm không khí. Ảnh: Getty.

Theo dữ liệu của hội đồng kiểm soát ô nhiễm của chính phủ Ấn, 99/267 thành phố được theo dõi tại nước này đã ghi nhận chất lượng không khí “kém” nhiều ngày sau lễ hội Diwali.

Nghiên cứu gần đây của Airvoice chỉ ra, từ tháng 1 đến tháng 7 năm nay, các điểm du lịch nổi tiếng của Ấn Độ, như Baddi, Himachal Pradesh đều cho thấy chất lượng không khí vô cùng tệ hại.

AP đánh giá, tình trạng khói bụi độc hại và mối đe dọa đánh bom giả đối với các chuyến bay đang tạo nên sự hỗn loạn cho ngành du lịch Ấn Độ.

Hỗn loạn du lịch Ấn Độ ảnh 2

Nhiều hãng hàng không Ấn Độ bị đe dọa đánh bom giả mạo. Ảnh: The Travel.

Trong vòng hai tuần của tháng 10, nhiều hãng hàng không Ấn Độ đã nhận được từ 150 - 160 lời đe dọa đánh bom giả mạo. Thậm chí, nhiều hãng hàng không đã phải hoãn, đổi tuyến hoặc hủy chuyến bay do những lời đe dọa đánh bom giả mạo liên tục.

Sông thánh nổi bọt độc hại

Krishnawati Devi - một bà nội trợ 45 tuổi, sống tại New Delhi - xác nhận với CNN rằng mình đã tắm gội ở sông thánh Yamuna hôm 8/11 - ngày cuối cùng của lễ hội Chhath Puja. Tuy nhiên, Krishnawati Devi tin rằng nước sông trong lành và bản thân sẽ chẳng làm sao vì thần mặt trời sẽ lo liệu mọi việc.

“Tôi không bận tâm đến ô nhiễm. Nữ thần sẽ lo liệu mọi rắc rối của chúng tôi”, sinh viên Pooja Prasad, 20 tuổi, nói với AP.

Thời báo Ấn Độ The Times of India cho biết, trước đó truyền thông Ấn Độ đã liên tục đưa tin, để cảnh báo người dân cũng như du khách hạn chế tắm rửa trên sông Yamuna vì lý do sức khỏe. Thậm chí, tòa án tối cao bang Uttarakhand ở miền Bắc Ấn Độ đã cấm người dân và du khách xuống nước.

Hỗn loạn du lịch Ấn Độ ảnh 3
Một người đàn ông thản nhiên múc nước sông Yamuna đang nổi bọt để tắm. Ảnh: EPA-EFE.

Theo AP, Yamuna là một trong những con sông linh thiêng nhất của Ấn Độ, tuy nhiên từ lâu con sông này bị bao phủ bởi bọt độc màu trắng, với nhiều đoạn lớn sủi bọt do chất ô nhiễm. Thậm chí ở một số nơi, bọt dày đến nỗi trông giống như dòng sông đã đóng băng.

Tình trạng ô nhiễm đã gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân, vì con sông cung cấp hơn một nửa lượng nước cho Thủ đô Ấn Độ.

Theo báo cáo hồi tháng 2 của Quốc hội Ấn Độ, Yamuna là "một tuyến đường thủy độc hại hơn là một con sông". Trong đó, những đám bọt được hình thành từ hỗn hợp hóa chất mạnh bao gồm chất tẩy rửa quần áo và phốt phát từ phân bón.

Hỗn loạn du lịch Ấn Độ ảnh 4

Nhiều phụ nữ quấn mình trong những chiếc sari đẹp và đeo đồ trang sức nặng nề lội xuống dòng nước xám xịt. Ảnh: EPA-EFE

Chính quyền New Delhi đã sử dụng chất chống tạo bọt để phân tán bọt và dùng lưới để quét sạch bọt, nhưng không làm gì để làm sạch nguồn nước hôi thối.

Ông Philip J. Landrigan - Giám đốc Chương trình y tế công cộng toàn cầu của Đài quan sát toàn cầu về sức khỏe hành tinh, Đại học Boston - cho rằng ô nhiễm tại Ấn Độ là nguyên nhân gây ra 1,67 triệu ca tử vong sớm mỗi năm cho người dân và du khách, cùng khoản thiệt hại kinh tế 36,8 tỷ USD (tương đương 1,36% tổng sản phẩm quốc nội của Ấn).

Giám đốc cơ quan y tế nói trên khuyến cáo, du khách cần tìm hiểu kĩ về tình trạng ô nhiễm ở các địa điểm thuộc Ấn Độ, trước khi khởi hành chuyến du lịch đến đất nước này.

Theo WHO, mỗi năm, ô nhiễm không khí cướp mất 7 triệu sinh mạng trên thế giới, làm gia tăng các bệnh như hen suyễn, viêm phế quản, ung thư, suy nhược thần kinh, bệnh tim mạch và làm giảm tuổi thọ.

Đáng chú ý, một nghiên cứu do WHO thực hiện vào năm 2018 chỉ ra, phụ nữ mang thai tiếp xúc với mức độ ô nhiễm không khí cao có thể bị sinh non và sinh con nhẹ cân.

Theo AP, CNN, Reuters, The Times of India
MỚI - NÓNG
Bảo vệ Hội nghị Thượng đỉnh P4G ở cấp độ cao nhất
Bảo vệ Hội nghị Thượng đỉnh P4G ở cấp độ cao nhất
TPO - Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản, Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, lực lượng công an sẽ triển khai công tác bảo vệ ở cấp độ cao nhất, với phương châm "Tuyệt đối không để xảy ra bất kỳ sơ suất, bất ngờ nào” tại Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G).
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Nguồn lực làm nên chiến thắng 30/4/1975

Nguồn lực làm nên chiến thắng 30/4/1975

TPO - Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chỉ đạo Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội phối hợp với Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật tổ chức chương trình giao lưu chính luận nghệ thuật “Nguồn lực để chiến thắng”, diễn ra tối 13/4, tại Hà Nội.
Cảnh sắc vùng Trấn Biên nhìn từ trên cao

Cảnh sắc vùng Trấn Biên nhìn từ trên cao

TPO - Sáng 11/4, 36 khối của các lực lượng vũ trang đã tham gia buổi hợp luyện đầu tiên cùng với các phi đội để chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Từ buồng lái trực thăng, non nước vùng Trấn Biên (tên gọi trước của Đồng Nai) hiện ra rực rỡ trong ánh bình minh.
Máy bay không người lái 'cá mập' của Ukraine vô hiệu hóa hàng loạt hệ thống phòng không Nga

Máy bay không người lái 'cá mập' của Ukraine vô hiệu hóa hàng loạt hệ thống phòng không Nga

TPO - Truyền thông Ukraine công bố đoạn video ghi lại khoảnh khắc máy bay không người lái (UAV) Shark (hay còn gọi UAV 'cá mập') phá hủy thành công các hệ thống Pantsir-S1, Buk-M3 và trạm radar Kupol của Nga. Được biết, UAV này cung cấp khả năng trinh sát, giám sát; theo dõi xác định vị trí của đối phương trong thời gian thực. UAV này có thể hoạt động với tốc độ 90 km/h, tốc độ tối đa lên tới 150 km/h, trần bay 2000 m.