Hơn 2.000 container phế liệu vô chủ ‘ăn vạ’ ở cảng Cát Lái

Các doanh nghiệp nhập phế liệu về nhưng không nhận khiến cảng Cát Lái bị ùn ứ.
Các doanh nghiệp nhập phế liệu về nhưng không nhận khiến cảng Cát Lái bị ùn ứ.
TPO - Trong khi tại cảng Cát Lái còn tồn đọng lương lớn container phế liệu vô chủ chưa được xử lý thì một doanh nghiệp tiếp tục nhập hàng về tập kết tại đây nhưng không chịu nhận gây nguy cơ ùn ứ và ô nhiễm môi trường.

Ngày 22/8 đại diện Cục Hải quan TPHCM cho biết, hiện đang còn hiện cảng Cát Lái còn khoảng 2.400 container "vô chủ" tồn đọng từ năm 2018 đến nay. Số hàng phế liệu tồn đọng gây nhiều rắc rối cho hoạt động của cảng dù lực lượng chức năng đã thông báo đến các doanh nghiệp nhưng nhiều đơn vị vẫn không đến nhận hàng.

Tiêu biểu, vào tháng 5/2018, Công ty Môi trường Công nghiệp Phương Mai, trụ sở tại Quảng Ninh nhập hàng loạt container phế liệu về cảng Cát Lái, TPHCM. Hơn 2 tháng sau, công ty này lại làm công văn xin từ chối nhận hàng, nhưng không có lý do chính đáng.

Hơn 2.000 container phế liệu vô chủ ‘ăn vạ’ ở cảng Cát Lái ảnh 1 Hàng nghìn container đang tồn đọng quá thời hạn tại cảng Cát Lái.

Ông Lê Nguyên Linh, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Sài Gòn Khu vực 1 cho biết, việc doanh nghiệp này nhập phế liệu về nhưng không nhận hàng khiến cảng Cát Lái bị ùn ứ ảnh hưởng đến hoạt động của cảng, gây nguy cơ ô nhiễm môi trường.

"Số container đang tồn đọng tại cảng đến nay cũng đã gây nhiều thiệt hại và rắc rối cho cảng. Bởi chỉ khi giải quyết được số hàng tồn này thì cảng mới có thể giải quyết cho hàng khác về được. Hiện tại chúng tôi vẫn phải đợi chỉ đạo của Bộ Tài chính, nhưng đến giờ vẫn chưa có hướng nào để giải quyết", ông Linh nói.
Hơn 2.000 container phế liệu vô chủ ‘ăn vạ’ ở cảng Cát Lái ảnh 2 Công ty Phương Mai nhập phế liệu về cảng Cát Lái rồi từ chối nhận hàng.

Theo tìm hiểu của Tiền Phong, số container phế liệu nhựa do công ty Phương Mai nhập về cảng Cát Lái về để bán cho một doanh nghiệp khác ở TPHCM với giá trị hàng tỷ đồng. Tuy nhiên, công ty này chỉ được phép nhập phế liệu về để sản xuất chứ không được bán trực tiếp tại cảng.

Luật sư Hà Hải, đoàn luật sư TPHCM cho biết, một doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu về phải xử lý tạp chất đi kèm, trước khi anh bán cho một người khác. Trong trường hợp này, doanh nghiệp chỉ nhập rồi bán trực tiếp không qua kho bãi của mình thì vi phạm luật bảo vệ môi trường…

MỚI - NÓNG