Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương:

Hội nghị triển khai công tác phòng chống tác hại của thuốc lá năm 2017

Toàn cảnh Hội nghị triển khai công tác PCTHCTL năm 2017 tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.
Toàn cảnh Hội nghị triển khai công tác PCTHCTL năm 2017 tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.
TP - Năm 2017, Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá - Bộ Y tế giao nhiệm vụ cho Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương là 1 trong 10 bệnh viện và là bệnh viện Y học cổ truyền duy nhất triển khai công tác tư vấn và hỗ trợ cai nghiện thuốc lá. Nhận thức rõ vai trò và trọng trách được giao, ngày 29/9/2017, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương đã tổ chức “Hội nghị triển khai công tác phòng chống tác hại của thuốc lá năm 2017”.

Kết quả hoạt động của Phòng Tư vấn cai nghiện thuốc lá

Phòng Tư vấn cai nghiện thuốc lá – Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương được thành lập vào cuối năm 2015. Sau gần 2 năm thành lập, Phòng Tư vấn đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. 

Phòng tư vấn cai nghiện thuốc lá, tại Phòng 201, trực thuộc Khoa Khám bệnh với đội ngũ cán bộ chuyên sâu hỗ trợ tư vấn cai nghiện thuốc lá kết hợp các phương pháp khí công dưỡng sinh của Y học cổ truyền giúp nhanh chóng cai nghiện thuốc lá hiệu quả. Lãnh đạo Phòng đã bước đầu phân công công việc đến với từng thành viên của Phòng. Tư vấn từ bỏ thuốc lá qua điện thoại hoặc trực tiếp từ 8h - 20h hàng ngày cả thứ 7, chủ nhật (trừ ngày lễ, ngày tết), giải đáp các câu hỏi liên quan đến thuốc lá theo số điện thoại: 024.36321959. Các thành viên trong Ban chỉ đạo và Phòng tư vấn cai nghiện thuốc lá tuy kiêm nhiệm nhiều chức vụ trong bệnh viện nhưng luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm vì một cộng đồng không khói thuốc, vì một bệnh viện có môi trường xanh - sạch không khói thuốc, vì sức khỏe của cộng đồng, vì một lá phổi sạch. Các bác sỹ của Phòng Tư vấn cai nghiện đã tư vấn và hỗ trợ cai nghiện thuốc lá cho gần 150 bệnh nhân đến trực tiếp nhận tư vấn và hỗ trợ tại bệnh viện và khoảng hơn 435 bệnh nhân nhận tư vấn qua điện thoại. Các biện pháp thường dùng để hỗ trợ người nghiện thuốc lá vượt qua hội chứng cai đó là: nhĩ áp (dán cao thuốc vào huyệt trên loa tai). Viên ngậm Nosmoke hỗ trợ bệnh nhân khi xuất hiện hội chứng cai thuốc lá, dùng các bài thuốc bổ trợ nhằm nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng, bổ khí, bổ huyết,…hướng dẫn một số bài tập khí công, luyện thở,...

Kế hoạch triển khai hoạt động 2017

Với những kết quả đạt được, năm 2017 Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương tiếp tục tổ chức các hoạt động tư vấn cai nghiện thuốc lá tại Phòng tư vấn và hỗ trợ cai nghiện của bệnh viện; Tiếp tục nâng cao năng lực cho đội ngũ bác sỹ, tư vấn viên về cai nghiện thuốc lá và phương pháp tư vấn cai nghiện thuốc lá; Mời chuyên gia tới từ Bệnh viện Bạch Mai, chuyên gia tới từ Bệnh viện Nhân dân Gia Định; Tiếp tục xây dựng các spot, các chương trình phát thanh và phát sóng trên các kênh VTV1, VTV2, Đài truyền hình Việt Nam nhằm truyền thông về tác hại của thuốc lá và các phương pháp dùng thuốc hoặc không dùng thuốc để cai nghiện thuốc lá của Phòng Tư vấn cai nghiện thuốc lá; Tiếp tục nghiên cứu 02 đề tài ứng dụng các phương pháp dùng thuốc YHCT và dùng phương pháp nhĩ châm hỗ trợ cai nghiện cho bệnh nhân nghiện thuốc lá trên cơ sở kết quả khả quan đạt được năm 2016 tổng số tốt và khá trên 69% bệnh nhân dùng phương pháp YHCT giảm được các triệu chứng cai nghiện: giảm tỷ lệ mất ngủ, giảm tỷ lệ bồn chồn bứt rứt, giảm ho, giảm đắng miệng,...

Theo các nghiên cứu, việc cai nghiện thuốc lá mang lại rất nhiều lợi ích cho người hút thuốc lá. Từ khi bắt đầu bỏ thuốc đến sau 1 giờ: Huyết áp và nhiệt độ cơ thể trở lại bình thường; Sau 8 giờ: Nhịp tim trở lại bình thường; Sau 1 ngày: Nồng độ CO trong máu trở lại bình thường, có rất nhiều oxy để nuôi cơ thể; Sau 5 ngày: Hô hấp dễ dàng hơn và có thể chạy mà không thở khò khè; Sau 6 tuần: Các chất độc trong cơ thể dần được loại bỏ, phối hợp hoạt động tốt hơn; Sau 4 -9 tháng: Nghẹt mũi và khó thở giảm, cơ thể xử lý các chất nhờn, làm sạch phổi, giảm nhiễm trùng; Sau 1 năm: Nguy cơ mắc bệnh động mạch vành giảm một nửa so với lúc hút thuốc; Sau 5 năm: Nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi, ung thư vòm miệng, đột quỵ giảm một nửa so với lúc hút thuốc; Sau 10 năm: Tỷ lệ tử vong do ung thư phổi giảm mạnh, các tế bào tiền ung thư được thay thế; Sau 15 năm: Tỷ lệ mắc bệnh tim mạch như một người không hút thuốc lá; Sau 20 năm: Nguy cơ giảm thị lực từ sự thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi giảm xuống như một người bình thường.

MỚI - NÓNG