Trong một đoạn video dài 41 giây đăng tải trên Facebook Enuk Uhibukki hôm 14/2, con kỳ đà dài khoảng 1m đã vô tình lọt vào khu vực sông lười, thuộc công viên nước Jurong East Swimming Complex.
Thời điểm đoạn video được quay là khoảng 15h ngày 13/2.
Một đoạn trong video
Trả lời về sự cố hi hữu này, ông Ramasess Ramakrishnan, giám đốc Trung tâm Thể thao Jurong East, cho biết trung tâm đã điều tra vụ việc và sẽ tiếp tục đảm bảo sự an toàn cho các du khách.
“Sự an toàn của du khách là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi. Tôi xin khẳng định các hồ bơi tại Jurong East Swimming Complex đều đạt tiêu chuẩn vệ sinh nghiêm ngặt.”, ông Ramakrishnan nói.
Ngay sau đó, các chuyên gia cứu hộ động vật đã bắt con kì đà và thả về tự nhiên. Vụ việc xảy ra vào ngày công viên nước đóng cửa để bảo trì nên không gây ảnh hưởng đến các du khách.
Bà Anbarasi Boopal, Phó giám đốc điều hành Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Acres cho biết loài kì đà tuy sống ở môi trường tự nhiên nhưng đôi khi vẫn lạc vào các đô thị trong quá trình đi tìm thức ăn thông qua hệ thống thoát nước và mạng lưới kênh rạch.
Đây không phải lần đầu tiên động vật hoang dã đi lạc vào bể bơi tại Singapore. Hồi năm 2014, một đàn rắn đã được phát hiện khi đang bơi lội trong hồ bơi Payoh Swimming Complex và hồ bơi tại chung cư Pasir Ris.
Trước đó, năm 2012m, một con kì đà cũng đã vô tình bơi lạc vào hồ bơi ở Changi Beach Club.
Kỳ đà (Danh pháp khoa học: Varanus) là một chi thằn lằn nằm trong Họ Kỳ đà đôi khi còn được gọi là cự đà. Đây là nhóm khá đa dạng với 77 loài phân bố ở châu Phi, châu Á và phong phú nhất là ở Úc với 31 loài. Varanus bao gồm các loài lớn như kỳ đà khổng lồ trên sa mạc ở Úc (Varanus giganteus), cơ thể dài hơn 2m, và rồng Komodo (Varanus komodoensis) dài hơn 3m và nặng hơn 80 kg.
Kỳ đà là loài bò sát lớn. Toàn thân phủ một lớp vảy. Chúng có cổ dài, đuôi và bộ chân khỏe, tứ chi phát triển. Hình hình dáng bên ngoài trông giống như con thạch sùng.
Kỳ đà nếu được chăm sóc đúng kỹ thuật thì khoảng 4 tháng đạt trọng lượng 2–4 kg/con, lúc này kỳ đà cái đã bắt đầu sinh sản, bình quân mỗi con đẻ từ 10-12 trứng/đêm, cá biệt có con đẻ từ 16-18 trứng/đêm.
Sau hơn 1 năm nuôi, mỗi con kỳ đà có trọng lượng 800g-1,2 kg đã tăng trọng, cân nặng từ 9–13 kg. Mắt có con ngươi thẳng đứng. Có hai chân trước và hai chân sau, mỗi chân có 5 ngón tòe rộng, mặt dưới ngón có các nút bám để con vật dễ leo trèo.
Chúng thích ngâm mình, săn mồi nơi sông suối giống như cá sấu. Kỳ đà thường sống ở những vùng rừng rú gần sông suối, khe lạch, các đầm lầy, các cù lao, các khu rừng ẩm thấp của miền nhiệt đới. Phần lớn chúng làm tổ trong những hốc cây, kẽ đá. Cũng có con đào hang hoặc chiếm dụng hang của các loài khác để làm tổ, Kỳ đà thích tối nên nó hay rúc sâu vào bên trong. Kỳ đà cũng có khả năng biến đổi màu da để thích ứng với môi trường. Trong tự nhiên, nếu nó đứng yên hoặc bám chặt trên cây, ta rất khó phát hiện.Trong tự nhiên, kỳ đà thường bắt chuột, bọ, ếch, nhái, rắn, lươn, cá, thằn lằn. Thỉnh thoảng, chúng còn mò cả vào các nhà ven rừng để tìm bắt gà con, vịt con. Thức ăn thích của nó lại là xác động vật đã chết và bốc mùi. Nó rất thích ăn trứng thối và cá đã ươn, đặc biệt giống với rắn hổ mang ở chỗ thích ăn cóc. Đôi khi kỳ đà cũng táo tợn ăn trộm trứng của cá sấu.
Giống với nhiều loài bò sát khác, kỳ đà có khả năng nhịn đói nhiều ngày. Tuy nhiên, khi bắt được mồi, nó sẽ ăn ngấu nghiến để tích lũy cho những ngày không có thức ăn.
Kỳ đà sinh trưởng, phát triển mạnh sau mỗi lần lột xác (lột da). Sau mỗi lần lột da, nếu chăm sóc nuôi dưỡng tốt tốc độ tăng trưởng của kỳ đà có thể tăng lên 2 - 3 lần. Kỳ đà có thể lột da mỗi năm một lần vào khoảng tháng 8 đến tháng 10.