Hoa hồng Sa Đéc hút hàng

Hoa hồng Sa Đéc hút hàng
TP - Hiện nay, dọc tỉnh lộ 848 và đường Lê Lợi đoạn chạy giữa làng hoa Sa Đéc, phủ trùm hầu hết địa bàn phường Tân Quy Đông, lan sang một phần phường An Hòa và xã Tân Khánh Đông đang tấp nập xe ba gác ngược xuôi chở nhiều loại hoa rực rỡ màu sắc khác nhau đến giao hàng cho thương lái, trong đó có nhiều loại hoa hồng nổi tiếng.

> Hoa Tết đìu hiu
> Mai, quất, bưởi Tết vẫn tăng giá
> Đìu hiu chợ hoa kiểng Tết

Năm nay, hoa hồng Sa Đéc được giá, trúng mùa.

Chị Trần Kim Loan, chủ vườn hoa kiểng Hải Mập, có nhà nằm tại khóm Tân Mỹ, phường Quy Đông nói: “Hoa hồng năm nay bán đắt. Từ mùng 9, vườn hoa của tôi đã có khách đến mua. Khách ở khắp các tỉnh, từ miền Bắc, miền Đông, có TPHCM bên trong cho đến miền Tây nam bộ. Giá cả tùy loại.

Một giỏ hoa nhỏ bán được 25-30.000 đồng. Giỏ hoa lớn, có giá bán từ 40-50.000 đồng. Đến ngày 20 Tết thì vườn hoa của tôi hết cả hàng, trừ một số cố tình chừa lại để gia đình trực tiếp đem ra chợ Sa Đéc bán. Bán trực tiếp thì có lời hơn, giá cả gấp đôi”.

Ông Lê Văn Hai, cũng ở khóm Tân Mỹ, phường Tân Quy Đông, là một trong những chủ vườn hoa kiểng nơi đây, cho biết: “Hoa hồng có nhiều loại tên. Nào là hồng nhung, hồng Pháp (còn gọi là hồng lửa), hồng tiểu muội, hồng cà-rốt, hồng ru-ri ma-dam, hồng Thái, hồng đổi màu, hồng vàng… Tựu chung, có đến hằng trăm giống hồng ở tại Sa Đéc”.

“Năm nay hoa hồng “hút hàng” do nhiều nhà trong vùng trồng ít lại. Nếu như năm ngoái mỗi nhà trồng từ 3 ngàn giỏ thì năm nay chỉ còn lại phân nửa. Năm nay phân bón, giỏ đan…các thứ đều mắc hơn mọi năm”- ông Hai nói.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Diễn biến đợt mưa rất lớn ở miền Trung
Diễn biến đợt mưa rất lớn ở miền Trung
TPO - Đêm qua và sáng sớm nay, mưa bắt đầu ở Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi. Trong hôm nay và ngày mai, mưa mở rộng ra toàn bộ khu vực từ Thanh Hoá đến Quảng Ngãi. Nhiều điểm mưa hơn một ngày có thể lên tới hơn 350mm.
Độc đáo nhà thờ gỗ độc nhất vô nhị ở Kon Tum
Độc đáo nhà thờ gỗ độc nhất vô nhị ở Kon Tum
TPO - Nhà thờ gỗ Kon Tum nằm đường Nguyễn Huệ, phường Thống Nhất, thành phố Kon Tum được xây dựng từ năm 1913 hoàn toàn bằng gỗ cà chít, theo phong cách Roman kết hợp với kiến trúc nhà sàn của người Ba Na. Đây được xem là kiệt tác bởi được thiết kế theo kiến trúc Romantic phối hợp hài hoà kiểu nhà sàn của người Ba Na nên đậm sắc thái văn hóa, tín ngưỡng người dân Tây Nguyên.