TPO - Những ngày này, hình ảnh hoa gạo bung nở, đỏ rực trên phố Tràng Tiền đang thu hút sự chú ý của người dân, đặc biệt là các bạn trẻ đến "check - in".
Dạo quanh phố Hà Nội vào những ngày này sẽ bắt gặp những cây hoa gạo đã trổ đầy hoa.
Hoa gạo là loài hoa đặc trưng của mùa xuân tháng 3 ở các tỉnh miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng. Trên những cành cây khẳng khiu, trơ trọi dưới tác động của mùa đông lạnh giá, hoa gạo bừng tỉnh vươn mình nở rộ trong suốt hai tuần.
Những bông hoa đỏ rực như những đốm lửa đầy nhiệt huyết, đánh tan không khí u ám và những cơn mưa phùn dai dẳng.
Tại Hà Nội, cây gạo không được trồng phổ biến như các loài cây khác. Tuy nhiên, mùa hoa gạo Hà Nội vẫn là một món quà đặc biệt thân thương của người dân Thủ đô.
Vi vu khắp các con phố, ta khó mà “ngó lơ” sắc đỏ nổi bật trên những cây gạo đại thụ nơi cơ quan, trường học và cả những ngôi chùa lâu đời.
Người xưa coi hoa gạo như một phần của đời sống nông thôn, báo hiệu thời điểm để tiến hành một số hoạt động nhà nông. Thành ngữ có câu: "Bao giờ đom đóm bay ra/Hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng". Loài hoa cũng được dùng để dự báo thời tiết theo kinh nghiệm dân gian khi tiết trời chuẩn bị sang hè: "Bao giờ cho đến tháng ba/Hoa gạo rụng xuống bà già cất chăn"
Bảo tàng Lịch sử nằm trong khuôn viên của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia trên phố Tràng Tiền. Nơi đây nổi tiếng với cây hoa gạo to đẹp nhất giữa lòng thủ đô. Trên tán cây rộng, hoa gạo cứ thế vươn mình khoe sắc, nhuộm đỏ cả một góc phố. Sắc đỏ cùng nét cổ kính của Bảo tàng lâu đời cứ thế hòa quyện vào nhau, tạo nên một bức tranh mang đậm màu sắc hoài cổ, khiến ai đi qua cũng phải ngơ ngác ngoái nhìn.
Hoa gạo mọc chi chít trên cành, màu đỏ của hoa như một điểm nhấn giữa các góc Thủ đô.
Thân cây thẳng, lá rụng vào mùa đông, hoa có 5 cánh nở vào mùa xuân trước khi cây ra lá non. Trên đường phố, từ xa cũng rất dễ quan sát thấy cây gạo.
Khi gạo ra hoa, quan sát thấy chỉ một màu đỏ rực, rất ít màu xanh của cây.
Hoa gạo còn được biết đến các tên gọi mỹ miều khác là hoa mộc miên hay hoa Pơ lang. Thuộc họ thân gỗ, tán tròn, hoa gạo có màu đỏ rực với năm cánh đơn, dày và xòe rộng. Cây gạo có nguồn gốc từ Ấn Độ và được trồng phổ biến ở các quốc gia châu Á. Trong đó bao gồm các nước như Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Trung Quốc.
Không chỉ làm say đắm lòng người bởi vẻ đẹp của mình. Hoa gạo còn có rất nhiều công dụng. Mỗi bộ phận như hoa, vỏ, rễ cây đều tác dụng như một vị thuốc chữa bệnh hiệu quả.
TPO - Bằng thủ đoạn rao bán sim số đẹp như ngũ quý, tứ quý, tam hoa...một nhóm đối tượng ở Thanh Hóa đã chiếm đoạt hàng tỷ đồng tiền cọc của khách hàng.
TPO - Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm thứ Ba đã đề nghị người đồng cấp Nga Vladimir Putin gặp ông ở Donbass (miền đông Ukraine) để đàm phán về việc chấm dứt xung đột và xoa dịu căng thẳng giữa hai quốc gia.
TPO - Trúc châm lửa đốt cháy 4 que hương rồi cắm vào lùm cỏ khô sau đó bỏ đi. Một lúc sau, ngọn lửa bùng cháy rồi nhanh chóng lan sang diện tích rừng của 21 hộ dân lân cận. Vụ cháy đã thiêu rụi 57ha diện tích rừng, gây thiệt hại hơn 2,2 tỷ đồng.
TPO - Chưa có hợp đồng công việc, bị nợ lương nhiều tháng nhưng vì sự an toàn chạy tàu, hàng nghìn công nhân đường sắt vẫn ra bám trụ tuyến. Công việc của họ cũng có nhiều nhọc nhằn, mất hồ hôi hơn khi các thiết bị hư hỏng không được thay thế, phải tận dụng để sửa chữa.
TPO - Làng Chàng Sơn thuộc xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Hà Nội được biết đến với danh hiệu “làng bách nghệ”, trong đó có nghề làm quạt giấy nổi tiếng bao đời nay. Với những chiếc quạt dùng để trang trí, người ta sẽ bắt gặp khi thì cảnh Hồ Gươm, lúc lại cảnh đồng lúa của làng quê Việt, đôi lúc là những hình ảnh cây đa, bến nước sân đình quen thuộc
TPO - Là địa điểm tái chế rác thải nhựa lớn nhất Hà Nội, từ lâu người dân làng Xà Cầu xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) đã phải sống chung với đồ nhựa phế thải chất đống như núi.
TPO - Mới đây, Sở GTVT Hà Nội có văn bản báo cáo UBND TP Hà Nội về cầu phao Lương Phúc bắc qua sông Cà Lồ được xây dựng từ năm 1984, hiện tại đã hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng…Tuy nhiên sự thật cây cầu này được xây dựng năm 2017, vẫn sử dụng bình thường.
TPO - Hà Nội đang tiến hành tu bổ, tôn tạo di tích hồ Hữu Tiệp (quận Ba Đình, Hà Nội), nơi chứa mảnh xác chiếc máy bay B52 do bộ đội tên lửa Việt Nam bắn rơi trong đêm 27/12/1972.
TPO - Các nhà máy mới dự kiến cung cấp cho Hà Nội hơn 800.000 m3 nước một ngày vào năm 2030 với mục tiêu tỷ lệ dân cư đô thị trung tâm; đô thị vệ tinh, nông thôn được dùng nước sạch 100%.
TPO - UBND thành phố Hà Nội cho biết, theo báo cáo của các đơn vị, từ năm 2009 đến tháng 6 năm 2020, qua công tác tự kiểm tra nội bộ chưa phát hiện trường hợp tham nhũng nào.