Hóa chất trong nước sinh hoạt làm tăng rủi ro thai chết lưu

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Theo giáo sư Ann Aschengrau, trưởng nhóm nghiên cứu ở BUS, phơi nhiễm hóa chất rất nguy hại đối với phụ nữ giai đoạn thai kỳ, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bào thai.

Sau khi kết thúc nghiên cứu ở gần 2.000 phụ nữ mang thai tại Cape Cod, Massachussett, nhóm chuyên gia dịch bệnh học ở ĐH Y khoa Boston (BUS), Mỹ phát hiện thấy: Các loại hóa chất độc hại trong nước sinh hoạt là thủ phạm làm tăng hơn hai lần nguy cơ thai chết lưu và bong nhau thai ở phụ nữ giai đoạn thai kỳ, đặc biệt là chất PCE.

Trong nghiên cứu có 1.091 phụ nữ mang thai phơi nhiễm và 1.019 phụ nữ không phơi nhiễm PCE trong thời gian từ cuối thập niên 60 đến đầu thập kỷ 80 ở thế kỷ trước do dùng đường ống lót ximăng amiăng tráng vinyl khiến PCE thoát ra và ngấm vào nước sinh hoạt.

Kết quả, trong số gần 2.000 phụ nữ phơi nhiễm PCE này, có 9% mắc các chứng rối loạn thai kỳ, chức năng nhau thai bị suy giảm, nhau thai bong non. Cụ thể, nguy cơ mắc bệnh thai chết lưu tăng tới 2,38 lần, nhau thai bong non cao gấp 1,35 lần, ngoài ra nhóm người này còn xuất hiện tình trạng bị tổn thương, chảy máu âm đạo.

Theo giáo sư Ann Aschengrau, trưởng nhóm nghiên cứu ở BUS, phơi nhiễm hóa chất rất nguy hại đối với phụ nữ giai đoạn thai kỳ, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bào thai. Điều này lý giải, vì sao phụ nữ ở 8 thành phố, thị trấn của Massachussett, Mỹ giai đoạn 1969 - 1983 lại có biến chứng thai kỳ cao bất thường so với các khu vực khác, đặc biệt là phơi nhiễm hóa chất PCE có trong nước sinh hoạt, điều mà lâu nay người ta ít quan tâm.

Cũng qua nghiên cứu các nhà khoa học phát hiện thấy phơi nhiễm PCE trước khi sinh không liên quan đến tất cả các biến chứng thai kỳ như tiền sản giật hoặc trẻ sơ sinh nhẹ cân (SGA), nhưng nó lại làm cho tăng rủi ro thai chết lưu và nhau thai bong non.

Tetrachloroethylene hay Perchloroehthylene, công thức hóa học C2Cl4, là một chất lỏng không màu được sử dụng rộng rãi để giặt khô vải, do đó đôi khi nó còn được gọi là chất lỏng giặt khô. Perchloroethylene có mùi đặc trưng, dễ phát hiện dù với nồng độ thấp.

Thai chết lưu là biến chứng sản khoa, có thể hiểu là trường hợp trứng đã thụ tinh và làm tổ được trong tử cung, nhưng không phát triển thành thai nhi trưởng thành, bị chết và lưu lại trong tử cung trên 48 giờ.

Tỷ lệ thai lưu ước khoảng 1/60 ca sinh, trong đó phơi nhiễm PCE làm tăng gấp đôi khả năng biến chứng này. Rau bong non là một nguyên nhân hay gặp và là thủ phạm làm tăng nguy cơ thai chết lưu do thai nhi không được cung cấp đủ dưỡng khí và dưỡng chất cần thiết.

Nghiên cứu trên được công bố trên Tạp chí Environmental Health số cuối tháng 10/2014.

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
TPO - Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet chia sẻ về những dấu ấn ngoại giao giữa hai nước trong năm 2024, những lĩnh vực hợp tác tiềm năng, những cảm nhận của cá nhân ông về văn hóa Việt Nam. Ông bày tỏ sự ấn tượng khi thấy nhiều người Việt Nam có thể vận chuyển những cây đào, cây quất rất to bằng xe máy mỗi dịp Tết cổ truyền về.