Được khởi công xây dựng từ năm 2008, con đường gốm sứ ven sông Hồng (Hà Nội) dài gần 3.950m, diện tích khoảng 7.000 m2. Năm 2010, con đường gốm sứ đã được tổ chức Guinness trao chứng nhận “Bức tranh ghép gốm sứ lớn nhất thế giới”.
Sau nhiều lần tu sửa, mới đây UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt dự án sửa chữa, bảo dưỡng con đường gốm sứ với tổng mức đầu tư gần 2,5 tỉ đồng. Dự án bao gồm 4 gói thầu: Lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu gói thầu xây lắp; Giám sát thi công gói thầu xây lắp; Bảo hiểm công trình.
Tác giả của con đường gốm sứ, họa sĩ, nhà báo Nguyễn Thu Thủy, cho biết do “con đường gốm sứ” nằm trên trục đường giao thông với mật độ xe qua lại nhiều, độ rung của chuyển động giao thông và sự thay đổi nhiệt độ giữa các mùa là nguyên nhân gây nên những vết nứt trên bề mặt tranh gốm.
Theo ghi nhận, tình trạng con đường gốm sứ không còn những vết nứt rộng hay những mảng gốm bong tróc lớn. Trước đó, nhiều lần “bức tranh ghép lớn nhất thế giới” bị bong nứt nhiều mảng gốm lớn và được sửa chữa một cách manh mún, chỗ nào bong lại gắn khiến cho những đoạn được vá víu trở nên thô kệnh, xấu xí.
Những vết bong tróc không còn xuất hiện nhiều nhưng ý thức của người dân đối với công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội càng ngày càng “xuống cấp”. Người dân vứt rác thải, phóng uế bừa bãi, lấy tường rào làm lối đi, đóng đinh hoặc buộc dây vào tường để căng bạt bán quán nước… khiến cho con đường di sản này trở nên nhếch nhác.
Nhiều người thường xuyên đi qua con đường này nhận định, bên cạnh lý do thời tiết, một trong những nguyên nhân chính khiến “con đường gốm sứ” nhếch nhác là bởi ý thức của người dân không được tốt.
Cả con đường với hàng trăm tỷ đồng, là niềm tự hào của Thủ đô, nhưng nhiều người đóng đinh vào tường gốm căng bạt bán nước. Trong ảnh, quán nước dưới chân cầu Long Biên.
Một người dân đóng đinh vào tường gốm mắc cõng nằm nghỉ, xung quanh với nhiều đồ đạc.
Thậm chí, một hộ kinh doanh quán nước còn đóng một loạt đinh lên tường để gắn dây diện tới quán bán nước.
Đây cũng là nơi nghỉ chân, buôn bán của những lao động ngoại tỉnh.
Những mảng gốm lớn xuất hiện những vết nứt ngang, chạy dọc một đoạn dài.
Nhiều chỗ bụi phủ đen nhẻm, thậm chí có người còn phóng uế bừa bãi ngay dưới chân tường.
Kim tiêm nằm lăn nóc dưới gầm lối đi bộ qua con đường gốm sứ.
Rác thải vứt bừa bãi của người đi đường.
Các bức tranh trên con đường gốm sứ khắc họa lịch sử dân tộc không chỉ xuống cấp theo thời gian mà ý thức của một số người dân cũng góp phần con đường trở nên nhách nhác hơn.