Theo Deutsche Welle, một bệnh nhân nữ ở Nhật Bản, khoảng 40 tuổi, đã được xét nghiệm dương tính với Coronavirus chủng mới (SARS-CoV-2) sau khi đã bình phục xuất viện. Cô được chẩn đoán bị bệnh lần đầu vào ngày 29 tháng 1. Bệnh nhân này là một hướng dẫn viên du lịch, đã dẫn một nhóm đến Vũ Hán, nơi khởi nguồn của vụ dịch. Mặc dù vẫn có triệu chứng ho, cô đã được xuất viện vào ngày 6/2 sau khi xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính. Sau một tuần các triệu chứng của cô hoàn toàn biến mất. Ngày 21/2, cô quay lại bệnh viện vì đau họng và đau bụng; ngày 26, kết quả xét nghiệm cho thấy SARS-CoV-2 đã dương tính trở lại và các triệu chứng rõ ràng cũng đã tái xuất hiện.
Cũng có nhiều trường hợp ở Trung Quốc bệnh nhân đã được coi là đã hồi phục nay kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính trở lại. Để xác định một người nhiễm bệnh đã khỏi bệnh, cần phải đáp ứng một số điều kiện, bao gồm không sốt và không có triệu chứng đường hô hấp trong 3 ngày trở lên và hình ảnh CT của phổi cho thấy có sự chuyển biến tốt lên đáng kể. Để đảm bảo an toàn, việc xét nghiệm axit nucleic virus được thực hiện. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính trong hai ngày liên tiếp, mới được coi là bình phục.
Tại Trung Quốc, có ít nhất 4 bệnh nhân được tiếp tục được cách ly trong 5 ngày trong khi đáp ứng tất cả các điều kiện trên và được xét nghiệm axit nucleic nhiều lần trong suốt thời gian. Kết quả là, trong vòng 5 đến 13 ngày sau khi chẩn đoán được thực hiện, lại phát hiện có SARS-CoV-2 mới trong cơ thể họ. Các bác sĩ đặc biệt sử dụng các loại thuốc thử nghiệm từ các nhà sản xuất khác nhau để xét nghiệm, tất cả đều cho thấy kết quả dương tính. Các bác sĩ ở Vũ Hán đã mô tả những trường hợp này trên tạp chí chuyên ngành của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ mang tên “The Journal of the American Medical Association, JAMA”.
Một khả năng được giải thích là, quá trình của căn bệnh có thể gồm nhiều giai đoạn liên tục. Điều này cũng có thể xảy ra với các bệnh do virus khác, chẳng hạn như bệnh sởi. Nhưng khác với trường hợp ở Nhật Bản, bốn trường hợp ở Trung Quốc đã không có triệu chứng khi được xét nghiệm lại. Tuy nhiên, các triệu chứng của họ trước đó không nghiêm trọng. Hai trong số họ có các triệu chứng vừa phải và một người thậm chí không có triệu chứng.
Ông Christian Drosten, Giám đốc Viện Virus học tại Bệnh viện Charité ở Berlin, cho biết kết quả xét nghiệm từ Trung Quốc là hoàn toàn không thuyết phục được ông. “Tiêu chí duy nhất là kết quả của xét nghiệm axit nucleic. Sau tuần đầu tiên xuất hiện triệu chứng, kết quả xét nghiệm trở nên không ổn định, lúc âm lúc dương và ngay cả khi các triệu chứng không rõ rệt, phổi vẫn có thể chứa đầy virus”, ông nói.
Còn có một sự giải thích có khả năng cao hơn cho hiện tượng “âm chuyển dương” là xuất hiện sai sót xảy ra trong quá trình xét nghiệm, đó là khi lấy mẫu tăm bông mũi, họng hoặc trong khi xét nghiệm. Bà Isabella Eckerle, nhà virus học tại Bệnh viện Đại học Geneva nói rằng, việc giải thích loại thử nghiệm phục hồi chức năng này là nhiễm trùng thứ cấp phải “rất thận trọng” đối với các loại virus khác gây ra các bệnh về đường hô hấp, ví dụ, virus cúm.
Một mặt, thuốc thử xét nghiệm mà mọi người sử dụng rất nhạy cảm. Do khi bệnh nhân đã hồi phục vẫn có thể mang gene virus, kết quả xét nghiệm những bệnh nhân này không còn có thể lây truyền vẫn có thể dương tính. Tuy nhiên, một bài báo được công bố trên Tạp chí JAMA của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ đã không giải thích về số lượng virus. Do đó, các chuyên gia cho rằng người ngoài giới không thể xác nhận được rằng virus được phát hiện thấy là virus còn sót lại hay vẫn còn đang hoạt động và gây lây nhiễm.
Ngoài ra, các sai sót trong hoạt động lấy mẫu xét nghiệm cũng có thể dẫn đến kết quả xét nghiệm không chuẩn xác. Bà Isabella Eckler nói rằng việc lấy mẫu bằng các miếng gạc mũi họng không phải là một điều thoải mái cho bệnh nhân và các nhân viên y tế thiếu kinh nghiệm có thể quá chật vật, luống cuống và việc lấy mẫu không được thực hiện. Điều này có thể khiến kết quả xét nghiệm là âm tính giả. “Nếu lấy mẫu gạc được thực hiện chính xác, kết quả có thể đã dương tính”.
Quan điểm cho đến nay là những bệnh nhân đã hồi phục sẽ tạm thời sinh ra khả năng miễn dịch với SARS-CoV-2 vì các kháng thể đã hình thành trong cơ thể. Giáo sư Florian Krammer, chuyên gia vắc-xin tại Học viện Y khoa Icahn ở Mount Sinai, New York, nói rằng điều này đã được chứng minh qua các báo cáo ban đầu về vụ dịch. Tức là, ngay cả khi nó “không miễn dịch suốt đời như một số bệnh do virus khác, nó vẫn có thể phòng vệ trong một khoảng thời gian”.
Giáo sư Cramer chỉ ra rằng, trường hợp ca bệnh ở Nhật Bản nêu trên cũng đáng chú ý. Về nguyên tắc, bệnh nhân đã phục hồi vẫn cần tiếp tục được theo dõi để có sự hiểu biết toàn diện hơn về hậu quả lâu dài của bệnh này. Tuy nhiên, mọi người vẫn có thể tin rằng: nếu xét nghiệm axit nucleic của bệnh nhân âm tính trong nhiều ngày liên tiếp, điều đó có nghĩa là anh ta đã bình phục.
Do các trường hợp “âm chuyển dương” ở Trung Quốc và Nhật Bản không nhiều và các ghi chép, dữ liệu chi tiết được công bố cũng không tường tận; các chuyên gia cho rằng việc xem xét phủ nhận kiểu “lật đổ” những quan hệ nhân quả đã được chấp nhận một cách phổ biến, là cách làm không xác đáng. Không nên quá lo ngại về hiện tượng “âm chuyển dương” hay “phục dương” SARS-CoV-2 ở các bệnh nhân đã chữa khỏi, xuất viện.