Hé lộ phản ứng quyết liệt của Nga trước đòn áp giá trần dầu thô từ phương Tây

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Trước đó, các quan chức cấp cao Nga từng nhiều lần khẳng định sẽ không bán dầu cho quốc gia nào áp giá trần lên Mátxcơva.

Tờ Vedomosti đưa tin hôm 13/12 rằng các nhà chức trách Nga đã đạt được đồng thuận về cách đối phó với việc phương Tây áp giá trần dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga.

Cụ thể, Mátxcơva sẽ cấm bán dầu theo các hợp đồng xác định giá trần. Ngoài ra, cấm xuất khẩu dầu thô đến các quốc gia yêu cầu giới hạn giá như một điều kiện trong hợp đồng, hoặc nếu giá tham chiếu của họ được cố định ở mức trần là 60 đô la Mỹ/thùng.

Sắc lệnh liên quan đến các nội dung này hiện đang được chính quyền hoàn thiện, nguồn thạo tin cho biết. Sắc lệnh sẽ có hiệu lực kể từ khi ban hành đến ngày 1/7/2023, và có thể được gia hạn. Các biện pháp đối phó sẽ không áp dụng cho những hợp đồng đã được ký kết trước ngày 5/12, ngày mà giá trần có hiệu lực.

Hôm 12/12, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết sắc lệnh sẽ được công bố “trong vài ngày tới”.

G7, EU và Úc đã đồng ý đặt mức trần đối với giá dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga ở mức 60 đô la Mỹ/thùng, áp dụng từ ngày 5/12.

Mức trần này sẽ cấm các công ty phương Tây bảo hiểm hoặc tài trợ cho các tàu chở dầu của Nga, trừ khi hàng hóa được mua bằng hoặc thấp hơn mức trần. Các tàu vi phạm thỏa thuận giá trần sẽ bị phạt rút bảo hiểm và tài trợ trong 90 ngày. Giới hạn giá sẽ được xem xét hai tháng một lần.

Theo RT
MỚI - NÓNG
Lãnh đạo Công đảng Keir Starmer sẽ trở thành thủ tướng tiếp theo của Anh. (Ảnh: Getty)
Xuất thân khiêm tốn của người sắp trở thành thủ tướng Anh
TPO - Ông là một luật sư cánh tả đã bảo vệ những người theo chủ nghĩa vô chính phủ trước khi truy tố những kẻ khủng bố. Ông là biên tập viên của một tạp chí theo chủ nghĩa Trotsky khi còn trẻ, nhưng đã làm hài lòng các nhà tư bản khi đưa vấn đề "tạo ra của cải" trở thành chủ trương của Công đảng trong cuộc bầu cử năm nay.