Hé lộ nguồn gốc huyết tương điều trị COVID-19 cho ông Trump

Người dân đi bộ trên một con phố ở Singapore. (Ảnh: Reuters)
Người dân đi bộ trên một con phố ở Singapore. (Ảnh: Reuters)
TPO - Một trong hai mẫu kháng thể dùng trong điều trị thử nghiệm cho Tổng thống Mỹ Donald Trump được phát triển từ mẫu máu lấy từ 3 bệnh nhân ở Singapore, theo bài viết của tạp chí khoa học châu Á Asian Science Magazine đăng hôm 5/10. 

Tạp chí chuyên về lĩnh vực khoa học công nghệ này nói rằng hôm 2/10, ông Trump nhận được một “liều cao” kháng thể thử nghiệm REGN-COV2 do hãng công nghệ sinh học Mỹ Regeneron điều chế.

Liệu pháp kết hợp hai kháng thể để chống lại virus corona này cho kết quả hứa hẹn trong một thử nghiệm với 275 người tham gia. Trong thử nghiệm, số lượng virus và triệu chứng trong các bệnh nhân giảm bớt.

 Ông Trump được tiêm kháng thể kết hợp trước khi được đưa vào Trung tâm quân y Walter Reed. Tại đó, ông được dùng thuốc kháng virus Remdesivir và thuốc kháng viêm dexamethasone.

 TS Jonathan Reiner, giáo sư ngành dược tại ĐH George Washington nói với CNN: “Tổng thống có lẽ là bệnh nhân duy nhất trên hành tinh này được dùng thuốc kết hợp như vậy”.

 Trên thực tế, REGN-COV2 chưa được Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ cấp phép sử dụng khẩn cấp. Hãng Regeneron cho biết họ cung cấp sản phẩm vì đề nghị từ các bác sĩ riêng của tổng thống.

 Asian Science Magazine nói rằng huyết tương dưỡng bệnh từ các bệnh nhân bình phục sau khi mắc COVID-19 có thể được dùng để ngăn ngừa hay điều trị cho người khác. Nhưng ngay cả khi được FDA cấp phép, huyết tương dưỡng bệnh rất hiếm vì khó thu được đủ máu từ các tình nguyện viên để có thể sử dụng trên quy mô rộng.

 Thay vào đó, Regeneron dùng kháng thể kết hợp lấy từ chuột nhân bản và bệnh nhân hồi phục để tạo ra một nguồn kháng thể đơn dòng.

 “Dù chuột nhân bản dựa trên công nghệ của Regeneron, huyết tương người mà hãng này dùng được cung cấp theo một thỏa thuận với Trung tâm bệnh truyền nhiễm quốc gia Singapore”, Asian Science Magazine cho biết.

 Những báo cáo về việc sử dụng kháng thể để điều trị cho bệnh nhân COVID-19 bắt đầu xuất hiện từ tháng 6, chủ yếu tại các phòng thí nghiệm ở châu Á, bao gồm Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc.

 Các nhà khoa học giải thích rằng kháng thể lấy từ người đã bình phục để đưa vào người bệnh nhân sẽ giúp cơ thể chống chọi với virus bằng cách kích hoạt các chức năng của hệ miễn dịch để tấn công tế bào bị nhiễm bệnh.

 Ở Singapore, phòng thí nghiệm DSO National Lab thông báo hồi tháng 6 rằng họ đã phát hiện 5 kháng thể có thể chặn virus corona và bảo vệ những đột biến chính, sau khi các nhà khoa học của họ sàng lọc hàng trăm ngàn tế bào sản sinh kháng thể.

 Viện khoa học y sinh A*Star của Singapore đang làm việc với hãng dược Nhật Chugai Group để phát triển phương pháp tương tự.

 Báo chí địa phương cho biết giới chức Singapore đang tuyển các bệnh  nhân bình phục để hiến máu vì mục đích này.

 Khi có thông tin về việc ông Trump được dùng kháng thể, một số chuyên gia băn khoăn vì sao nhà lãnh đạo này lại dùng phương pháp mới khi các thử nghiệm chưa hoàn tất.

 Dr Jeremy Faust, một chuyên gia về y tế cộng đồng tại ĐH Harvard, nói rằng điều này cho thấy một số khả năng: hoặc nhóm của tổng thống không hiểu quy trình khoa học, hoặc họ hiểu nhưng bị ông Trump gạt đi.

 “Chúng ta không nên điều trị cho tổng thống như với chuột bạch”, ông Faust nói.

 Dù Regeneron chưa công bố số liệu chi tiết từ thử nghiệm với 275 bệnh nhân nhưng hãng này đã ghi nhận phản ứng phụ ở 4 bệnh nhân, gồm 2 người dùng giả dược và 2 người dùng kháng thể, dù không ai thiệt mạng.

 Regeneron không nói chi tiết phản ứng phụ gồm những gì. Nhưng theo TS Arun Swaminath, một bác sĩ tại bệnh viện Lenox Hill ở New York, cho rằng nói chung các phản ứng thể nhẹ gồm sốt, run người và mệt mỏi. Các triệu chứng nghiêm trọng hơn gồm đau ngực và khó thở.

 Regeneron đang chuẩn bị tiến hành thử nghiệm giai đoạn cuối, trong đó có những bệnh nhân đang điều trị ở Anh.

Theo theo CNA
MỚI - NÓNG
Chưa có tiền lệ
Chưa có tiền lệ
TP - Chưa từng có nguyên thủ quốc gia nước ngoài nào tham dự lễ nhậm chức của tổng thống Mỹ, khiến lời mời của ông Donald Trump dành cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trở thành chưa từng có tiền lệ. Lời mời này nhấn mạnh khuynh hướng của ông Trump về những cử chỉ gây ấn tượng mạnh nhằm tái định hình mối quan hệ hoặc thu hút sự chú ý toàn cầu.