Cuộc đối đầu giữa Nga và các nước Phương Tây ở Bắc Cực không chỉ diễn ra trên mặt biển mà còn cả ở bên dưới nước. Trong khi đó các công ty khai thác khoáng sản của Nga lại phát hiện ra trữ lượng khổng lồ tài nguyên trên thềm lục địa ở Bắc Cực càng khiến Quân đội Nga tăng cường bảo vệ Bắc Cực hơn bao giờ hết.
"Để đánh bại kẻ thù trước hết bạn phải thấy được anh ta", đây có thể là một nhiệm vụ đơn giản đối các lực lượng phòng vệ trên không hay trên biển nhưng ở dưới nước hệ thống duy nhất của thể giúp phát hiện ra đối phương là hệ thống định vị thủy âm (sonar hay xô na).
Các hệ thống này có tính hiệu quả kém hơn các hệ thống radar thông thường và để có thể phát hiện sớm hay tiêu diệt một kẻ thù vô hình dưới nước thường đòi hỏi phải nỗ lực hết sức lớn.
Và như một kết quả trong cuộc đối đầu ở Bắc Cực, Quân đội Nga đã hoàn tất việc phát triển một hệ thống định vị thủy âm tầm xa tiên tiến cho phép quân đội nước này kiểm soát mọi hoạt động dưới nước trong phạm vi hàng chục km.
Để bảo vệ các căn cứ hải quân của mình, từ năm 1950 Hải quân Liên Xô đã bắt đầu xây dựng các trạm và hệ thống định vị thủy âm, giúp phát hiện và theo dõi hoạt động của lực lượng tàu ngầm đối phương cũng như đảm bảo an toàn hàng hải trên các vùng biển duyên hải và các cơ sở hạ tầng ven biển.
Trong những năm đầu của Chiến tranh Lạnh, Hải quân Liên Xô đã bắt đầu đưa vào hoạt động các trạm định vị thủy âm đầu tiên sau đó là ở Ai Cập và Trung Quốc. Những năm 1960, Liên Xô cho lắp đặt thêm các trạm định vị MG-407 và MG-409 mới với mục tiêu bảo vệ các vùng lãnh hải của Liên Xô ở Bắc Băng Dương còn được biết như các trạm Liman-M hay Dnestr-M.
Một trạm radar Dnestr-M do Liên Xô xây dựng trước đây.
Sau sự sụp đổ của Liên Xô, cộng với ngân sách chế các trạm định vị thủy âm của Hải quân Nga cũng được cho ngưng hoạt động hoặc cắt giảm mạnh và hoạt động hạn chế cho đến tận ngày nay. Với chương trình hiện đại hóa quân đội hiện nay các tướng lĩnh Nga đã một lần nữa nhận ra sự cần thiết của trạm định vị thủy âm dưới nước, để có thể giám sát mọi hoạt động của kẻ thù bên dưới vùng biển nằm tiếp giáp với vùng biển quốc tế của Nga.
Hàng rào định vị thủy âm tầm xa của Nga
Cùng với kế hoạch xây dựng các trạm định vị thủy âm ở Bắc Cực, Hạm đội Phương Bắc thuộc Hải quân Nga cũng sẽ mở rộng phạm vi các trạm định vị thủy âm của mình, với việc lắp đặt thêm các thiết bị nằm sâu dưới đáy biển để có thể theo dõi mọi hoạt động dưới nước với phạm vi hoạt động hiệu quả lên tới hàng trăm km tính từ bờ biển.
Ngoài ra, hạm đội này cũng sẽ đưa vào trang bị hệ thống định vị thủy âm thụ động MGK-608M thứ hai do Viện nghiên cứu khoa học Atoll phát triển.
Theo một số nguồn tin từ Nga cho biết, MGK-608M có tầm hoạt động hiệu quả khoảng 160km tính từ bờ biển và một tổ hợp chỉ cần 4 binh sĩ để vận hành, bên cạnh đó trung tâm chỉ huy của toàn bộ hệ thống sẽ được đặt tại vùng Severomorsk.
Trong ảnh là mô phỏng nguyên lý hoạt động của trạm định vị thủy âm MGK-608E mới của Hải quân Nga.
Các biến thể xuất khẩu của hệ thống định vị thủy âm MGK-608E cũng dành được sự quan tâm từ các khách hàng nước ngoài tại triển lãm hàng hải IMDS-2015 diễn ra tại St Petersburg. Hệ thống này bao gồm các thiết bị định vị được lắp đặt dưới đáy biển có thể được triển khai ở nhiều loại địa hình khác nhau với phạm vi triển khai có thể lên tới hàng trăm km.
MGK-608E được trang bị các hệ thống phần mềm và phần cứng đặc biệt, bộ xử lý trung tâm của nó không chỉ cho phép cung cấp dữ liệu dưới mặt nước mà còn ở trên mặt biển và cả trên không. Với khả năng phân tích và quản lý các tình huống khác nhau bao gồm cả chia sẻ dữ liệu về mục tiêu cho các lực lượng tác chiến cơ động, hệ thống này sẽ giúp Bộ chỉ huy chiến lược Bắc Cực của Nga có thể bảo vệ tốt các vùng lãnh hải của nước này trước các mối đe dọa từ phía bắc.