Hậu Brexit: Tiếng Anh có thể không còn là ngôn ngữ chính của EU

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
TPO - Một nghị sĩ cấp cao của EU hôm 27/6 cho biết, tiếng Anh có thể không còn là ngôn ngữ chính thức của Liên minh châu Âu – EU sau khi Anh rời khỏi khối.

Theo Reuters, mỗi nước thành viên có quyền đề cử ngôn ngữ mới dùng chung trong EU. Mặc dù tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất ở châu Âu, và là ngôn ngữ chính thức của ba quốc gia thành viên EU, nhưng mọi thứ sẽ thay đổi hậu Brexit.

“Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của chúng tôi theo thông báo từ Vương quốc Anh. Nếu chúng tôi không có Anh, đồng nghĩa chúng tôi không có tiếng Anh”, Danuta Hubner, Chủ tịch Ủy ban các vấn đề Hiến pháp của Nghị viện châu Âu tuyên bố trong cuộc họp báo về hậu quả của cuộc trưng cầu Anh rời khỏi EU.

Cũng theo Hubner, tiếng Anh vẫn được sử dụng trong công việc tại EU dù không còn là ngôn ngữ chính. Được biết, EU sẽ tổ chức họp tất cả các thành viên để thỏa thuận tìm ra ngôn ngữ chính thức mới.

Ngoài ra, các quy định trước đây có thể sẽ được thay đổi để cho các nước có nhiều hơn một ngôn ngữ chính thức, Hubner cho biết.

Pháp là ngôn ngữ chính tại EU cho đến những năm 1990, sau khi sự xuất hiện của Thụy Điểm, Phần Lan và Áo làm đảo ngược cán cân. Sự mở rộng EU qua các quốc gia Trung và Đông Âu thời kì đó đã giúp tiếng Anh chiếm ưu thế trong Liên minh châu Âu.

Từ trước đến nay, các văn bản quy phạm pháp luật và tài liệu khác của EU đều được dịch sang 24 thứ tiếng phổ biến trong khối. Tuy nhiên, nếu Anh rời đi, từ đó về sau người Anh phải tự bỏ sức dịch các văn bản đó nếu muốn sử dụng.

Không chỉ vậy, tiếng Anh cũng là một trong ba ngôn ngữ sử dụng trong các bằng sáng chế của EU. Điều này mang lại lợi thế cho các nhà nghiên cứu và doanh nghiệp hơn đối thủ cạnh tranh nói ngôn ngữ khác tiếng Anh. Nhưng mọi chuyện sẽ khác nếu Brexit thành hiện thực.

Theo Theo Reuters
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.