Dưới đây là những cách hiểu mới về hoạt động của thuốc trong cơ thể con người. Mời bạn đọc cùng khám phá:
Đường đi của thuốc
Tại sao chúng ta phải bắt buộc dùng thuốc: giảm đau, chống nhiễm trùng, chống bệnh tật, bổ sung sự thiếu hụt, dùng thuốc để điều chỉnh, làm giảm sự thừa thãi một chất nào đó, làm cân bằng các hệ thống và cơ quan nội tạng trong cơ thể. Có rất nhiều con đường và dạng thức thuốc để con người sử dụng: thuốc dùng dạng uống; thuốc ngậm (dưới lưỡi); dùng ngoài da; thuốc tiêm; liệu pháp trong tĩnh mạch (IV); thuốc xổ; thuốc hít; thuốc nhỏ...
Để cơ thể xử lý các loại thuốc này là một quá trình vô cùng phức tạp, nhưng đã có cách để phá vỡ sự phức tạp này: Sau khi đưa thuốc vào cơ thể bằng các con đường đã nêu ở trên, thuốc sẽ di chuyển vào mạch máu để đến các cơ quan và các mô trong cơ thể. Từ đó thuốc sẽ sản sinh hoặc gây ra các hiệu ứng. Cuối cùng cơ thể chúng ta sẽ loại bỏ thuốc và các chất gắn liền với nó ra ngoài.
Do đó có những loại và đường đi của thuốc sẽ nhằm trúng mục tiêu đích, tức là nó sẽ tiến thẳng tới phần cơ thể bị bệnh. Chẳng hạn, các loại thuốc hít sẽ hỗ trợ việc thở. Đường đi và loại thuốc cũng ảnh hưởng đến sự hoạt động nhanh của thuốc. Tiêm thuốc vào các cơ - chứa đầy các mạch máu - cũng là phương pháp dùng thuốc cực nhanh thẩm thấu vào cơ thể.
Các dạng thuốc thụt và thuốc xổ được chèn vào ruột thông qua hậu môn cũng có thể hoạt động nhanh chóng. Điều này là do diện tích bề mặt lớn của ruột có rất nhiều các mạch máu, hấp thụ thuốc rất nhanh chóng. Có ít nhất 3 tuyến đường mà thuốc đi qua dạ dày, tại đó chúng sẽ bị hủy diệt hoặc làm phân rã bằng acid hydrochloric.
Thuốc trong hệ tiêu hóa
Khi thuốc đi vào dạ dày, một số sẽ bắt đầu hòa tan. Một vài loại thuốc sẽ được hấp thụ tại dạ dày, số khác sẽ di chuyển vào ruột non. Điều này tùy thuộc vào việc lớp áo của viên thuốc.
Nhiều loại thuốc có lớp áo bọc đặc biệt sẽ bảo vệ viên thuốc tránh bị hủy hoại bởi acid dạ dày. Thuốc dạng con nhộng có cách thức bảo vệ dạng này, do vậy người bệnh không nên mở viên nang hay lớp áo bọc bên ngoài để lấy thuốc bên trong uống. Bên cạnh đó, lớp áo bọc ngoài ở một số viên thuốc có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày vì tránh cho thuốc tác động trực tiếp tới dạ dày. Tác động có hại xảy ra do một số loại thuốc kích thích dạ dày sản xuất một lượng lớn acid hydrochloric, có thể gây nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa. Thuốc không được xử lý hoàn toàn bởi dạ dày sẽ được chuyển vào ruột non. Thuốc được hấp thụ vào niêm mạc của ruột non cũng tạo thành 3 phần: tá tràng, hỗng tràng, hồi tràng. Thuốc từ ruột non sẽ di chuyển vào máu.
Thuốc trong hệ tuần hoàn
Không có vấn đề gì đối với thuốc khi chúng được hòa tan và tiến vào máu ở một điểm nào đó. Thuốc tuần hoàn quanh cơ thể rồi tiến vào cơ quan nội tạng và mô. Quá trình này diễn ra rất nhanh. Thuốc theo dòng máu từ nhịp đập của tim sẽ luân chuyển khắp cơ thể. Bộ não sẽ nhận phần lớn nhất, khoảng 16% các phân tử thuốc.
Những tác động của thuốc sẽ tiếp tục hoạt động cho đến khi quá trình trao đổi chất bắt đầu. Sự trao đổi chất cho mỗi loại thuốc cũng rất khác nhau, có loại thuốc được đào thải nhanh, nhưng có loại lại tồn tại lâu trong cơ thể.
Thuốc trong mô và tế bào của cơ thể
Trong cơ thể, chúng ta thường nhận thuốc ở cấp độ tế bào. Các tế bào trong cơ thể có thể hấp thụ chất dịch và vì thế có thể tiếp nhận các phân tử thuốc được hòa tan trong môi trường quanh chúng. Không phải tất cả thuốc đều hoạt động cùng lúc. Điều này là bởi vì những loại thuốc khác nhau sẽ có các phân tử cụ thể và chúng sẽ hòa tan nhanh hay chậm hơn thứ khác. Thêm vào đó, một số loại thuốc dễ hòa tan trong các mô con người hơn những loại khác.
Màng tế bào con người cũng có lượng chất béo cao. Vì lẽ đó, nếu thuốc của bạn tan trong chất béo thì khi đó chúng sẽ bắt đầu làm việc nhanh hơn những thuốc khác. Khả năng hòa tan trong chất béo là một tiêu chí rất quan trọng. Một khi thuốc hòa tan trong tế bào thì hoạt động của chúng sẽ thông qua các phản ứng sinh hóa. Khi đó chúng sẽ tái đăng nhập vào máu và một lần nữa tiến vào gan. Ở gan, thuốc sẽ bị phân hủy và chuẩn bị đào thải khỏi cơ thể.
Thuốc sau khi được hấp thu sẽ chu du khắp cơ thể.
Các cơ quan chính liên quan đến việc loại bỏ thuốc là gan và thận. Về cơ bản, những cơ quan này sẽ sàng lọc ra các chất độc hại. Gan sẽ phá vỡ thuốc thông qua một chuỗi các phản ứng trao đổi chất phức tạp. Những chất độc hại này/những phế thải được trữ trong gan cho đến khi chúng sẵn sàng được chuyển đến thận. Trong thận, các chất độc hại lại được xử lý kỹ hơn và loại bỏ khỏi cơ thể thông qua việc tiểu tiện.
Thuốc và não
Như đã đề cập trước đó, thuốc vào máu một khi chúng được hòa tan và chu du khắp cơ thể đến nhiều cơ quan nội tạng khác nhau bao gồm cả não. Khi vào não, một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến các loại hóa chất gọi là chất truyền dẫn thần kinh. Chất truyền dẫn thần kinh là những yếu tố đặc biệt có trách nhiệm kiểm soát các tín hiệu được gửi đi giữa các tế bào não (nơ-ron thần kinh). Các chất truyền dẫn thần kinh chuyên biệt cũng có trách nhiệm ảnh hưởng đến cảm giác và cảm xúc của con người. Tuy nhiên, không phải lúc nào thuốc cũng có thể tiếp cận não. Điều này là bởi vì não có một thiết bị an toàn gọi là “Hàng rào máu não” (hay BBB). BBB có hiệu lực trong việc giúp ngăn chặn những thứ như vi khuẩn, chất độc hại và những phân tử không mong muốn từ việc thuốc tiến vào chất dịch bao quanh não.
Những dạng thuốc yêu cầu tiếp cận trực tiếp với não thì cần phải có các tính năng chất béo hòa tan đặc biệt nhằm đi qua hàng rào phòng ngự BBB. Ở một số vùng của não, BBB có vẻ suy yếu, điều này sẽ cho phép não giám sát thành phần máu và kịp thời điều chỉnh nếu thấy cần thiết. Có các điều kiện và bệnh tật làm suy yếu BBB đến một mức độ nguy hiểm nhằm cho phép các chất gây hại đi xuyên qua. Một số điều kiện bao gồm: tăng huyết áp; tiếp xúc cao với lò vi sóng và bức xạ; nhiễm trùng; chấn thương đầu, thiếu máu cục bộ; viêm; tăng áp bất thường quanh não; viêm màng não, bệnh động kinh; đa xơ cứng; bệnh Alzheimer; viêm não HIV Encephalitis và virut.
Theo Nguyễn Hải