Theo đó, quân đội Mỹ trước hết cần huấn luyện phi công F-35 giảm sự lệ thuộc vào hệ thống hỗ trợ thông tin tự động ALIS. Đảm bảo khả năng huấn luyện trong tình huống hệ thống ALIS không hoạt động. ALIS được coi là “bộ não” của F-35, được lắp đặt dưới mặt đất, có chức năng chính kiểm tra các hệ thống trên máy bay có hoạt động bình thường không, hỗ trợ các hành động tác chiến, lập kế hoạch, bảo trì.
Trong báo cáo đánh giá lần đầu năm 2016, văn phòng đặc trách chính phủ Mỹ đã từng chỉ ra hệ thống ALIS vận hành thiếu ổn định. Còn trong đánh giá mới nhất, đã đưa ra khuyến nghị tiến hành bay huấn luyện trong điều kiện không có ALIS nhằm “hiểu rõ các rủi ro và đưa ra phương án hạn chế các rủi ro đó”. Báo cáo cũng nghi ngờ, nếu không có ALIS không rõ F-35 có thể bay được bao lâu.
Thứ hai, quân đội Mỹ cần đánh giá những rủi ro gây ra bởi chuỗi cung ứng hỗ trợ. Bao gồm độ bền của các phụ kiện, tính kịp thời khi cần thiết thay thế phụ tùng, vấn đề vận chuyển phụ tùng từ Mỹ cũng như thời gian bảo trì của máy bay.
Vấn đề thứ ba mà văn phòng đặc trách đưa ra là chia sẻ kinh nghiệm huấn luyện đối với những chiếc F-35 triển khai ở nước ngoài. Theo báo cáo đánh giá, F-35 đã được lực lượng lính thủy đánh bộ tổ chức nhiều đợt bay huấn luyện, nhưng những kinh nghiệm đó không được chia sẻ cho các quân chủng khác.
Máy bay chiến đấu F-35 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm tại Mỹ và được phát triển bởi Lockheed Martin. Tính đến tháng 8/ 2017, Mỹ đã triển khai hơn 250 máy bay chiến đấu F-35 tại 9 căn cứ trong nước và 3 căn cứ ở nước ngoài. Hiện tại, Mỹ đã trang bị F-35 cho lực lượng không quân và lính thủy đánh bộ, dự kiến năm 2018 lực lượng hải quân sẽ được trang bị và năm 2019, Bộ quốc phòng Mỹ dự kiến sẽ yêu cầu công ty Lockheed Martin tập trung sản xuất toàn bộ máy bay chiến đấu F-35.