Tôi vừa xem một video đang được bàn luận nhiều trên Vitalk.vn, tại thành phố Addis Ababa, Ethiopia, camera giao thông ghi cảnh các phương tiện tham gia giao thông với mật độ dày đặc. Tuy vậy không có bất cứ một tai nạn hay va chạm nhỏ nào, các ôtô rất biết cách nhường đường cho nhau. Điều đặc biệt, tại ngã tư này, chỉ có ôtô và người đi bộ.
Cách đây không lâu, có một đoạn video giao thông với tiêu đề “ngã tư nguy hiểm nhất thế giới” ở Ấn Độ được đưa lên mạng. Người ta cảm thấy sợ hãi khi chứng kiến liên tiếp những vụ tai nạn giao thông, phần lớn liên quan tới xe máy. Những chiếc xe máy chạy lộn xộn, bất quy tắc và luật lệ là nguyên nhân chính dẫn tới những vụ tai nạn thảm khốc ở đây.
Cảnh giao thông hỗn loạn ở Ấn Độ khiến tôi nghĩ đến Việt Nam, một đất nước hơn 80% phương tiện giao thông là xe máy. Còn khi xem video ngã tư ở Ethiopia thì tôi liên tưởng đến ngã tư của một đất nước văn minh phát triển nào đó, ở đó chẳng có những pha lấn làn, vượt ẩu, ai cũng tuân thủ đúng luật, đi đúng đường, vì thế mà giao thông được thông suốt, và tuyệt nhiên trong bức tranh đẹp ấy, không có sự xuất hiện của xe máy. Sự thèm khát một ngã tư như vậy, đang tồn tại trong hầu hết người những người phải chịu những bí bách từ giao thông Việt Nam hàng ngày, hàng giờ.
Sự hỗn loạn giao thông ở Việt Nam đang rất nhức nhối.
Không phủ nhận xe máy đang là "cần câu cơm" chính của người dân hiện nay. Khi nó có những ưu điểm tuyệt đối như nhanh, gọn, tiện. Tôi có thể dừng, đỗ ở bất kì đâu nếu thấy cần thiết, còn ngược lại với ôtô hay các phương tiện công cộng khác thì không. Cũng chính vì ưu điểm đó mà xe máy lại đang là phương tiện nguy hiểm nhất khi số vụ tai nạn về xe máy là nhiều nhất và cũng không phải ngẫu nhiên xe máy được ví như hung thần trên đường phố. Nó có thể đạt vận tốc ngang ôtô hoặc hơn trên đường phố đông đúc, nhưng độ an toàn lại chỉ bằng xe đạp.
Vậy, nên chăng là hạn chế và dần cấm luôn xe máy tại các thành phố lớn?
Tôi nghĩ là nên, thứ nhất, không thể đổ lỗi cho Việt Nam nghèo mà không thể cấm được, bằng chứng các nước khác còn nghèo hơn ta rất nhiều như Myanmar, họ cũng đã cấm xe máy thành công. Thứ hai, nếu không đi xe máy thì có rất nhiều phương tiện công cộng khác để đi hoặc có thể đi xe đạp. Thứ ba, có người sẽ hỏi về cơ sở hạ tầng nếu một ngày các thành phố lớn toàn ôtô? Rất đơn giản, nó giống như bài toán “quả trứng – con gà”, nếu không bắt tay vào làm cứ chờ đợi thì sẽ chẳng bao giờ làm được. Thứ tư, thay đổi về tư duy, nhận thức, nếu không thay đổi có thể một ngày nào đó chính những người yêu mến xe máy lại là nạn nhân của "văn hóa xe máy”.
Việc hạn chế xe máy ở Việt Nam là cần thiết, nếu không chúng ta sẽ thụt lùi so với sự phát triển chung của thế giới