Sau lễ khai giảng đến nay, vẫn còn 24 địa phương học sinh không thể đến trường gồm: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Dương, Bình Phước, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đắc Nông, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hà Nội, Hậu Giang, Hưng Yên, Kiên Giang, Long An, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Sóc Trăng, Tây Ninh, TP.HCM, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long.
14 địa phương khác đang kết hợp linh hoạt giữa dạy trực tuyến và truyền hình gồm:
Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Ninh, Bình Thuận, Cà Mau, Đắc Lắk, Khánh Hòa, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Trị, Sơn La và Thừa Thiên Huế.
Cũng theo Bộ GD&ĐT, toàn quốc hiện chỉ có 25 tỉnh, thành phố cho 100% học sinh đến trường. Các địa phương đó gồm: Bắc Giang, Bắc Kạn, Bình Định, Cao Bằng, Điện Biên, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hoà Bình, Kon Tum, Lai Châu, Lào Cai, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Bình, Thanh Hoá, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái…
Trước tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp ở một số địa phương, phương thức dạy học trực tuyến bộc lộ một số bất cập như: đường truyền kém, giáo viên vẫn thiết kế bài dạy như trực tiếp; học sinh thiếu thiết bị...
Bộ GD&ĐT đã có hướng dẫn cơ sở giáo dục ở các địa phương thực hiện chương trình giáo dục phổ thông bậc tiểu học, THCS, THPT năm học 2021-2022 ứng phó với dịch bệnh. Trong đó, tiếp tục tinh giản nội dung bài học; sắp xếp các chủ đề học tập phù hợp với hình thức tổ chức dạy học trực tuyến; nhiều nội dung được chuyển sang hướng dẫn cho học sinh tự học với sự hỗ trợ của phụ huynh; bố trí thời gian thực hiện chương trình đảm bảo tính khoa học, sư phạm, phù hợp với từng hình thức dạy học và không gây áp lực đối với học sinh; đảm bảo cuối năm học đạt được yêu cầu cần đạt theo quy định của chương trình.