Cụ thể, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu Sở GTVT tập trung phát triển mạng lưới xe buýt ngang, tăng cường khảo sát để mở rộng thị trường, khuyến khích người dân sử dụng xe buýt; phấn đấu đến năm 2021 sẽ đưa xe buýt điện vào hoạt động.
Bên cạnh đó, thành phố cũng rà soát, tổ chức giao thông theo hướng ưu tiên cho xe buýt qua các nút, tuyến phố không cho ôtô hoạt động; ưu tiên tổ chức giao thông cho phương tiện vận tải công cộng khối lượng lớn như Buýt nhanh-BRT, đường sắt đô thị…
Cùng với kế hoạch này, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ký ban hành kế hoạch thực hiện một số giải pháp để ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) trong thời gian tới.
Theo đó, để hoàn thành chỉ tiêu tỷ lệ VTHKCC đạt từ 20 đến 25% vào năm 2020 trong đó xe buýt đạt từ 17 đến 20%, thành phố Hà Nội sẽ tập trung triển khai xây dựng, rà soát bổ sung các kế hoạch, đề án như: thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn có nguy cơ ùn tắc để hạn chế số lượng xe cơ giới đi vào; xây dựng lộ trình giảm dần, tiến tới dừng hoạt động của xe máy tại các quận vào năm 2020; nâng cao chất lượng vận tải hành khách công cộng…
Với xe buýt, thành phố Hà Nội sẽ chú trọng nghiên cứu và tổ chức các làn đường ưu tiên cho xe buýt trên một số tuyến phố, trục giao thông chính có đủ mặt bằng, điều kiện. Trong các tuyến đường được thành phố Hà Nội lên phương án tổ chức đường ưu tiên cho xe buýt gần 10 tuyến phố.
Song song với đó, thành phố Hà Nội cũng yêu cầu Sở GTVT rà soát, tổ chức giao thông theo hướng ưu tiên cho xe buýt qua các nút, các tuyến phố không cho xe ô tô hoạt động; ưu tiên tổ chức giao thông cho phương tiện vận tải công cộng khối lượng lớn như buýt nhanh – BRT, đường sắt đô thị…
Ngoài xe buýt truyền thống, hiện vận tải công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có thêm các loại hình xe buýt nhanh, xe buýt chạy bằng nhiên sách CNG, và từ năm 2021 sẽ có thêm loại hình xe buýt điện.