Hà Nội không nên dùng than tổ ong nữa

Xe không đạt chất lượng khí thải, than tổ ong, củi, rơm rạ khiến không khí ngày càng ô nhiễm
Xe không đạt chất lượng khí thải, than tổ ong, củi, rơm rạ khiến không khí ngày càng ô nhiễm
TP - Trước thực trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam ngày càng trầm trọng, theo báo cáo dự án “Hỗ trợ thu thập thông tin và dữ liệu phục vụ cho việc thiết lập kế hoạch quốc gia về kiểm soát ô nhiễm không khí tại Việt Nam” ngày 17-3 ở Hà Nội.
Xe không đạt chất lượng khí thải, than tổ ong, củi, rơm rạ khiến không khí ngày càng ô nhiễm
Xe không đạt chất lượng khí thải, than tổ ong, củi, rơm rạ khiến không khí ngày càng ô nhiễm.

“Tình trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam khá trầm trọng ở khu vực Đông Nam Á và châu Á” - ông Đặng Văn Lợi, Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát Ô nhiễm (Bộ Tài nguyên&Môi trường), nói.

Ông Nguyễn Hoàng Đức, Cục Kiểm soát Ô nhiễm, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên&Môi trường), đồng tình: “Nhìn chung ô nhiễm không khí ở Việt Nam có xu thế ngày càng xấu đi”. Đại diện phía Nhật Bản cho rằng sự gia tăng xe máy, ô tô tạo ra mức độ ô nhiễm không khí nghiêm trọng ở đô thị.

Theo báo cáo môi trường quốc gia năm 2007, ô nhiễm không khí ở đô thị do giao thông gây ra chiếm 70%. Xét theo các nguồn thải gây ô nhiễm trên toàn quốc, hoạt động giao thông đóng góp khoảng 85% lượng CO, 95% VOCs.

Ở Nhật, hai năm phải tiến hành kiểm định, xe nào không đạt sẽ không được lưu hành trên đường. Theo Ths Lê Anh Tú, Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải), đa số mô tô, xe máy ở Việt Nam không được bảo dưỡng, sửa chữa trong quá trình sử dụng nên mức phát thải và tiêu hao lớn. Trong khi đó dân không hiểu rõ tác hại của khí thải và tác dụng của bảo dưỡng, sửa chữa để giảm khí thải độc hại và tiết kiệm tiêu hao nhiên liệu.

“Thực ra, trong nhiều năm qua, giáo dục truyền thông môi trường về các lưu vực sông, khu công nghiệp thì nhiều nhưng về ô nhiễm không khí thì chưa được nhiều”, ông Đức nói, “Những năm gần đây ô nhiễm bụi vượt ngưỡng tiêu chuẩn Việt Nam từ 5 - 7 lần.”

Ngoài phát thải từ phương tiện giao thông, theo GS.TS Phạm Ngọc Hồ, Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc&Mô hình Hóa Môi trường - Đại học Khoa học Tự nhiên, phát thải từ nguồn dân sinh hầu như còn bỏ trống mà nguồn chủ yếu là than tổ ong, than đá, củi rơm rạ. Việt Nam cần phải học tập các nước khác. Hà Nội không thể dùng mãi nhiên liệu gây ô nhiễm.

“Tôi cho rằng cần có lộ trình cắt giảm các nhiên liệu gây ô nhiễm (than, củi, và rơm rạ) để đầu năm 2020 chỉ sử dụng nhiên liệu sạch”, GS.TS Hồ, thẳng thắn “Than tổ ong nên cấm tiệt”.

Theo ông Fumihiko Kuwahara, kiểm kê chất thải - Dự án của Bộ Môi trường Nhật Bản, quan trắc ngoài trời nồng độ vật chất gây ô nhiễm môi trường là việc không thể thiếu và cần thiết để chứng thực hiệu quả của chính sách, quy chế và cũng để nắm rõ hiện trạng ô nhiễm không khí.

Việt Nam mong muốn xây dựng khung kiểm soát ô nhiễm quốc gia để có những bước tiếp theo cải thiện ô nhiễm không khí; Chuyển giao tài liệu, kiểm kê, dự báo ô nhiễm không khí cho Việt Nam. Ngoài ra Việt Nam cần tăng cường năng lực, xây dựng chính sách, thực hiện công tác kiểm kê, dự báo, giải pháp giảm ô nhiễm không khí.

Mô tô, xe máy là phương tiện giao thông phổ biến nhất, chiếm 95% về số lượng và đáp ứng 90% nhu cầu đi lại tại các thành phố lớn. Hàng năm có khoảng 3 triệu mô tô, xe máy và 150.000 ô tô mới tham gia giao thông. Mô tô, xe máy lưu hành chưa được kiểm soát khí thải.

Đa số mô tô, xe máy không được bảo dưỡng, sửa chữa trong quá trình sử dụng nên mức phát thải và tiêu hao lớn. Ý thức bảo vệ môi trường kém. Đa số dân không hiểu rõ tác hại của khí thải và tác dụng của bảo dưỡng, sửa chữa đến giảm khí thải độc hại và tiết kiệm tiêu hao nhiên liệu.

Tính đến 2010 có 1.394.858 xe ô tô đang lưu hành trong đó xe ô tô con 617.473, ô tô khách 163.514 và ô tô tải 660.324. Tổng số xe mô tô, xe máy đang lưu hành xấp xỉ 33.000.000 chiếc.

 
Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.