6 tuyến phố đi bộ gồm Hàng Buồm - Mã Mây - Hàng Giầy - Lương Ngọc Quyến - Tạ Hiện - Đào Duy Từ. Các tuyến phố chính thức trở thành phố đi bộ sau nhiều tháng được thử nghiệm.
Công an, dân phòng cùng rào chắn được bố trí tại đầu tuyến phố để hướng dẫn người dân chấp hành quy định, ngăn xe máy, ôtô. Tại điểm đầu phố Mã Mây, lực lượng công an, dân phòng liên tục nhắc nhở người tham gia giao thông.
Biển cấm phương tiện giao thông trên phố Hàng Buồm.
Phố Đào Duy Từ thông thoáng trong giờ đi bộ, từ 19h đến 24h.
Phố Hàng Giầy không còn ôtô, xe máy qua lại.
Phố Mã Mây thoáng tới mức vị khách nước ngoài có thể chơi cầu lông giữa lòng đường.
Việc triển khai phố đi bộ trên phố cổ đã tạo điều kiện cho nhiều hoạt động văn hóa đường phố. Một sân khấu chầu văn - hầu đồng được dựng lên tại ngã tư Lương Ngọc Quyến - Mã Mây, thu hút rất đông người dân tới xem.
Giữa ngã tư Tạ Hiện - Lương Ngọc Quyến cũng có một nhóm đàn dây biểu diễn phục vụ người dân và khách du lịch miễn phí.
Dịch vụ vẽ chân dung trên vỉa hè phố Hàng Buồm - thứ không thể có khi nơi đây chưa thành phố đi bộ.
Thêm nhiều quán bar đươc mở, chủ yếu phục vụ khách Tây. Khách ngồi ra cả vỉa hè, thậm chí lòng đường.
Ồn ào nhất là "phố bia" Tạ Hiện. Các hộ kinh doanh cho khách ngồi tràn ra lòng đường, việc đi bộ tại đây cũng trở nên khó khăn. UBND quận Hoàn Kiếm đánh giá, trong thời gian thử nghiệm, hoạt động của tuyến phố đi bộ còn nhiều hạn chế, như một số hộ kinh doanh chưa tuân thủ quy định về văn minh thương mại, các lực lượng giữ gìn trật tự đô thị phối hợp chưa tốt.
Chịu thiệt nhiều nhất từ việc triển khai phố đi bộ là các hộ buôn bán. Do cấm xe máy, cửa hàng kinh doanh mặt hàng rượu, sữa trên phố Hàng Giầy vắng khách cả buổi tối. Chủ cửa hàng cho biết, trước đây, buổi tối khách đến mua hàng rất đông, ngày cuối tuần đứng kín cửa hàng. Từ ngày triển khai phố đi bộ, xe máy không được vào nữa, mỗi tối chỉ bán được cho 2-3 khách.
Theo Quý Đoàn