Báo chí Trung Quốc nói rằng việc ông Putin nhận lời mời dự sự kiện này sẽ củng cố hơn nữa quan hệ Trung – Nga, củng cố sự hỗ trợ lẫn nhau và mở rộng các lĩnh vực hợp tác chính trị, kinh tế, quân sự, thể thao và giao lưu con người.
Chuyến thăm dự kiến cũng thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của Nga dành cho Trung Quốc tại các sự kiện quốc tế lớn nói chung và Olympic nói riêng, trong khi các lãnh đạo phương Tây đang chính trị hoá sự kiện bằng cách kêu gọi tẩy chay, Global Times viết.
“Chủ tịch Tập Cận Bình đã được mời dự lễ khai mạc Olympic mùa Đông Sochi năm 2014. Lần này, Chủ tịch Tập Cận Bình mời người bạn tốt Putin đến dự lễ khai mạc Olympic mùa Đông 2022 ở Bắc Kinh, và ông Putin đã vui vẻ nhận lời” - Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên.
“Chủ tịch Tập Cận Bình đã được mời dự lễ khai mạc Olympic mùa Đông Sochi năm 2014. Lần này, Chủ tịch Tập Cận Bình mời người bạn tốt Putin đến dự lễ khai mạc Olympic mùa Đông 2022 ở Bắc Kinh, và ông Putin đã vui vẻ nhận lời”, ông Triệu nói tại cuộc họp báo thường kỳ.
Báo chí Nga cũng đã đưa tin về việc ông Putin được mời dự lễ khai mạc ở Bắc Kinh.
Trước đó, ông Putin nói rằng quan hệ Nga – Trung đang ở mức mạnh mẽ nhất trong lịch sử. Ông nói rằng Nga hiểu phương Tây đang cố gây chia rẽ quan hệ này, nhưng hai nước vẫn tiếp tục mở rộng tương tác.
Những trao đổi giữa hai nguyên thủ cho thấy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước đang được làm sâu sắc không chỉ trong chính trị, quân sự, kinh tế mà cả thể thao và giao lưu con người, Global Times dẫn lời ông Yang Jin, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Nga, Đông Âu và Trung Á tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc.
“Nhất là trong tình hình quốc tế phức tạp khi các lực lượng phương Tây nhằm vào Trung Quốc và Nga bằng mọi cách, hai bên cần đứng sát nhau và thể hiện rõ quan điểm của chúng ta trong các vấn đề quốc tế”, ông Yang nói.
Global Times nhắc lại việc Trung Quốc đã thể hiện ủng hộ Nga khi ông Tập Cận Bình dự lễ khai mạc Olympic mùa Đông Sochi năm 2014. Đó là lần đầu tiên một nguyên thủ của Trung Quốc tham dự một sự kiện thể thao lớn ở nước ngoài. Đó cũng là khi Nga đang đối mặt với những chỉ trích và kêu gọi của phương Tây về việc tẩy chay sự kiện thể thao quốc tế vì luật liên quan đến người đồng tính.
Ông Yang nói rằng “cách làm thông thường” của phương Tây là chính trị hoá các sự kiện thể thao quốc tế khi nước đăng cai là Nga hoặc Trung Quốc, vì trước đây đã kêu gọi tẩy chay Olympic mùa Hè 1980 tại Mátxcơva, Olympic mùa Đông năm 2014 tại Sochi, và giờ là Olympic mùa Đông 2022 tại Bắc Kinh.
Tuần trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói ông đang cân nhắc tẩy chay ngoại giao Olympic Bắc Kinh. Mỹ được nói là đã bàn vấn đề này với các thành viên "Ngũ nhãn" gồm Mỹ, Canada, Úc và New Zealand.
Phương Tây chủ trương chính trị hoá các sự kiện thể thao quốc tế khi nước đăng cai là Nga hoặc Trung Quốc, vì trước đây đã kêu gọi tẩy chay Olympic mùa Hè 1980 tại Mátxcơva, Olympic mùa Đông năm 2014 tại Sochi, và giờ là Olympic mùa Đông 2022 tại Bắc Kinh.