Giáo sư Ngô Bảo Châu cùng cộng sự đối thoại giáo dục

Gần 200 đại biểu đến từ nhiều trường đại học (ĐH) trong và ngoài nước đã tham dự hội thảo cải cách giáo dục đại học do nhóm đối thoại giáo dục phối hợp với Lãnh sự quán Hoa Kỳ tổ chức sáng nay, 31/7.
Giáo sư Ngô Bảo Châu cùng cộng sự đối thoại giáo dục ảnh 1

Trao đổi với các đại biểu

Đây là sáng kiến của Giáo sư (GS) Ngô Bảo Châu và các cộng sự trong nhóm "đối thoại giáo dục".

Những chuyện "khác người" về đội ngũ giảng viên và nghiên cứu của đại học Việt Nam so với thông lệ thế giới như cơ chế bổ nhiệm giáo sư thiếu cạnh tranh, quy trình tuyển chọn đánh đồng người làm khoa học với công chức, chế độ thu nhập dưới mức trung lưu và việc tạo nguồn thiếu linh hoạt đã được GS Ngô Bảo Châu và PGS Ngô Quang Hưng phân tích kỹ trong tham luận mở đầu hội thảo.

Nhóm "Đối thoại giáo dục" ra đời từ gần 1 năm nay, với mục tiêu tập hợp những trí thức Việt Nam trưởng thành và thành đạt ở nước ngoài, có trải nghiệm về nền giáo dục Việt Nam, thông qua các hoạt động thiết thực để trao đổi, thảo luận, nghiên cứu, phân tích, từ đó đưa ra các ý tưởng, giải pháp mang tính khả thi nhằm đóng góp cho nền giáo dục của đất nước.

Nhóm cũng dự định nghiên cứu chính sách cả trong và ngoài lĩnh vực giáo dục với tinh thần khoa học, độc lập và thiện chí với mong muốn lớn nhất là gắn kết, huy động và sử dụng trí tuệ của hàng chục ngàn trí thức sinh viên Việt Nam đang học tập, nghiên cứu, làm việc trên thế giới phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước.  

Giáo sư Ngô Bảo Châu cùng cộng sự đối thoại giáo dục ảnh 2

Diễn ra trong hai ngày, hội thảo với chủ đề “Đối thoại giáo dục VN: Cải cách giáo dục ĐH” có sự hiện diện của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Nguyễn Quân, Thứ trưởng Bộ GD-DDT Bùi Văn Ga và các nhà giáo dục, đại diện các trường ĐH, CĐ, các doanh nhân. Hội nghị sẽ và đề xuất những cải cách đối với hệ thống giáo dục ĐH VN.

Giáo sư Ngô Bảo Châu cùng cộng sự đối thoại giáo dục ảnh 3

GS Ngô Bảo Châu: Giáo sư toán học  tại ĐH Chicago (Mỹ). GS Châu cũng là giám đốc điều hành của Viện nghiên cứu cao cấp về toán (Việt Nam)

Giáo sư Ngô Bảo Châu cùng cộng sự đối thoại giáo dục ảnh 4

Ông Terry White, Tham tán Văn hóa Thông tin Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội.

Giáo sư Ngô Bảo Châu cùng cộng sự đối thoại giáo dục ảnh 5

GS Vũ Hà Văn (giữa) hiện là GS chức danh Percey F Smith về Toán tại ĐH Yale (Thành viên sáng lập nhóm đối thoại giáo dục)

Giáo sư Ngô Bảo Châu cùng cộng sự đối thoại giáo dục ảnh 6

PGS Đỗ Quốc Anh hiện là phó giáo sư tại Khoa Kinh Tế và Trung tâm liên ngành về đánh giá chính sách công  tại Học Viện Nghiên cứu  chính trị  Paris, Pháp

Giáo sư Ngô Bảo Châu cùng cộng sự đối thoại giáo dục ảnh 7

Trần Ngọc Anh, Phó giáo sư về chính sách công ĐH Indiana tại Bloommington (Mỹ) và PGS thỉnh giảng tại ĐH Havard ( năm 2014-2015)

Giáo sư Ngô Bảo Châu cùng cộng sự đối thoại giáo dục ảnh 8

Phạm Hùng Hiệp hiện đang tạm thời rời ĐHQG Hà Nội để làm nghiên cứu sinh Khoa quản trị kinh doanh quốc tế, ĐH văn hóa Trung Hoa, Đài Loan. Năm 2013 ông Hiệp là nghiên cứu viên tại Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục ĐH, ĐH Melbourne, Australia theo chương trình  Endeavour Cheung Kong của Chính phủ Australia.

Giáo sư Ngô Bảo Châu cùng cộng sự đối thoại giáo dục ảnh 9

PGS Ngô Quang Hưng tốt nghiệp tiến sĩ ngành Khoa học máy tính từ ĐH Minnesota, Twin cities, Hoa Kỳ.  Hiện, ông là phó giáo sư ngành Khoa học máy tính ở đại học bang New York  ở Buffalo (Mỹ)

Giáo sư Ngô Bảo Châu cùng cộng sự đối thoại giáo dục ảnh 10

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga

Giáo sư Ngô Bảo Châu cùng cộng sự đối thoại giáo dục ảnh 11

Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ Nguyễn Quân

Theo Theo Vietnamnet
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.