Theo đó, Hà Nội áp dụng hình thức thi tuyển để tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông công lập với 4 môn thi gồm: Toán, ngữ văn, ngoại ngữ và lịch sử, trong khi những năm trước học sinh chỉ phải thi 2 môn là toán và ngữ văn.
Theo thống kê, toàn TP Hà Nội có tổng số 85.873 học sinh đăng ký dự thi (kể cả tuyển thẳng) trên tổng chỉ tiêu là 63.090. Tổng số nguyện vọng 1 và 2 đăng ký dự tuyển vào các trường là 167.678, trong đó, nguyện vọng 1 là 85.873, nguyện vọng 2 là 81.891. Với tỷ lệ tuyển vào trường công lập chiếm 62%, ước tính, có khoảng 23.000 học sinh không đủ điều kiện vào học trường trung học phổ thông công lập.
Trước đó, Sở GD&ĐT Hà Nội công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào từng trường THPT công lập năm học 2019-2020, hệ không chuyên. Tổng số nguyện vọng 1 (NV1) là hơn 85.870, NV2 là 81.800, trong khi chỉ tiêu tuyển sinh là 63.090. Tỷ lệ chọi là tổng số NV1 chia cho số chỉ tiêu của trường.
Năm nay, THPT Chu Văn An đứng đầu về tỷ lệ chọi vào lớp 10 tính theo NV1. Trường chỉ tuyển 225 học sinh nhưng có đến 531 em đăng ký (1/2,4). Các trường có tỷ lệ chọi khá cao gồm THPT Sơn Tây (1/2,3), THPT Trung Văn (1/2,2), THPT Yên Hòa (1/2,2), THPT Nhân Chính (1/2,1).
Một số trường THPT có tỷ lệ “chọi” thấp như: Đại Cường, Minh Quang (1/0,7), Tự Lập, Bất Bạt (1/0,8), Cao Bá Quát - Gia Lâm, Lê Lợi - Hà Đông, Hoài Đức C, Quang Minh, Hợp Thanh, Mỹ Đức C, Xuân Khanh, Nguyễn Quốc Trinh, Lưu Hoàng (1/0,9).
Năm nay, Hà Nội lắp đặt camera an ninh giám sát ghi hình tại các phòng bảo quản bài thi của tất cả các điểm thi. Camera không có kết nối internet, có bộ lưu điện dự phòng, có dung lượng lưu trữ dữ liệu tối thiểu 21 ngày, số lượng và vị trí lắp đặt camera đảm bảo bao quát được toàn bộ các hoạt động trong phòng.
Bám sát nội dung trong sách giáo khoa
Theo ông Phạm Quốc Toản, Trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT Hà Nội lưu ý, ngoài việc bám sát cấu trúc đề thi tham khảo của các môn do Sở GD&ĐT Hà Nội ban hành hồi đầu năm học 2018-2019, học sinh cần ghi nhớ những nội dung kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa và những nội dung kiến thức mà giáo viên đã tổ chức cho các em ôn tập tại lớp.
Cũng theo ông Toản, học sinh không nên quá lo lắng, bởi nội dung đề thi của các môn trong kỳ thi vào lớp 10 THPT tại Hà Nội đều theo yêu cầu của chuẩn kiến thức, kỹ năng thuộc chương trình cấp trung học cơ sở hiện hành của Bộ GD-ĐT, chủ yếu thuộc chương trình lớp 9. Thông tin này đã được Sở GD&ĐT công bố công khai.
Trong số bốn môn thi của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập tại Hà Nội, đề thi môn toán và môn ngữ văn sẽ có 4 cấp độ nhận thức gồm: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng cấp độ thấp và vận dụng cấp độ cao. Đề thi môn ngoại ngữ và môn lịch sử chủ yếu ở cấp độ nhận biết, thông hiểu, ngoài ra có một số câu hỏi yêu cầu khả năng vận dụng của học sinh ở cấp độ thấp.
Theo đó, học sinh chỉ được mang vào phòng thi các vật dụng sau: Bút viết; bút chì; com-pa; tẩy; thước kẻ, thước tính; máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ; Atlat địa lý Việt Nam đối với môn địa lý (do Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành, không được đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung gì); các loại máy ghi âm và ghi hình chỉ có chức năng ghi thông tin mà không truyền được thông tin và không nhận được tín hiệu âm thanh, hình ảnh trực tiếp nếu không có thiết bị hỗ trợ khác.
Các vật dụng không được mang vào phòng thi gồm: Vũ khí; chất gây nổ, gây cháy; đồ uống có cồn; giấy than; bút xóa; tài liệu; thiết bị truyền thông tin hoặc chứa thông tin có thể lợi dụng để gian lận trong quá trình làm bài thi.
Lịch thi chi tiết như sau: