Học sinh không phải học bù thứ 7, Chủ nhật

Học sinh không phải học bù thứ 7, Chủ nhật
TP - Hiệu trưởng các trường, lãnh đạo Sở GD&ĐT các địa phương cho rằng, việc lùi năm học đến 30/6 và lùi kỳ thi THPT quốc gia đến cuối tháng 7 là có lợi cho học sinh, địa phương không bị gò ép.

Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) cho biết, ngay trong chiều 22/2, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ký công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, TP về việc điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020.

Theo đó, năm học được điều chỉnh sẽ kết thúc trước ngày 30/6; Thi THPT quốc gia từ ngày 23 đến 26/7; Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 15/7; Hoàn thành tuyển sinh vào lớp 10 trước ngày 15/8/2020. Các địa phương căn cứ vào các mốc thời gian nêu trên để chủ động điều chỉnh kế hoạch giáo dục năm học 2019-2020 và chuẩn bị năm học 2020-2021.

Bà Nguyễn Thị Quyên Thanh, Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Long cho rằng, Bộ GD&ĐT lùi thời điểm kết thúc năm học 1 tháng, lùi kế hoạch thi THPT quốc gia đến cuối tháng 7 là rất thuận lợi cho các địa phương. Vì thời gian nghỉ học tương đương với thời gian học bù, không gây áp lực cho giáo viên, học sinh, các em không phải học bù thứ 7, chủ nhật nên không phải lo lắng đến việc ảnh hưởng chất lượng học sinh cũng như các kỳ thi.

Giám đốc Sở GD&ĐT Hưng Yên, ông Nguyễn Văn Phê chung quan điểm, điều chỉnh chương trình khung của Bộ khá hợp lý, học sinh chưa phải học thứ 7, chủ nhật và có đủ thời gian học hết chương trình cũng như ôn tập tiến tới các kỳ thi quan trọng. 

Theo Hiệu trưởng một trường THPT ở Hà Nội, đây là giải pháp an toàn, có lợi cho học sinh. Các em nghỉ học 1 tháng được lùi kế hoạch tương đương thời gian nghỉ thì các nhà trường tiếp tục dạy học theo chương trình. Coi như năm nay, học sinh rút ngắn thời gian nghỉ hè. Trong thời gian đó, liệu các địa phương, nhà trường có thực hiện được các phần việc khác như chuẩn bị thi THPT quốc gia, thi tuyển lớp 10, cũng như các trường ĐH, CĐ tuyển sinh ra sao? “Nếu chúng ta vẫn thực hiện suôn sẻ các phần việc đó coi như đang thử nghiệm đề xuất của Chủ tịch UBND TP Hà Nội ông Nguyễn Đức Chung về việc rút ngắn thời gian học sinh nghỉ hè và chia nhiều kỳ nghỉ/năm”, hiệu trưởng này nói.

MỚI - NÓNG
Cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro đưa ra những phát biểu gay gắt về thuế quan. (Ảnh: Reuters)
Chính quyền Tổng thống Mỹ Trump không chỉ đòi mức thuế 0%
TPO - Ý nghĩa của từ “đối ứng” đang bị chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump kéo căng. Nhà Trắng không chỉ sử dụng một công thức kỳ lạ để xác định mức độ thuế quan “đối ứng” với các quốc gia, mà còn từ chối khi một số quốc gia và Liên minh châu Âu đề nghị hạ thuế quan với hàng hóa Mỹ xuống 0.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

1 tuần Mỹ công bố áp thuế, Việt Nam ‘phản ứng nhanh’ thế nào?

1 tuần Mỹ công bố áp thuế, Việt Nam ‘phản ứng nhanh’ thế nào?

TPO - Sau khi Mỹ công bố áp thuế đối ứng 46% với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Donald Trump. Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo lập ngay tổ "phản ứng nhanh", chủ trì nhiều cuộc họp đánh giá tác động và bàn giải pháp thích ứng. Đặc phái viên của Tổng Bí thư, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đang đàm phán tại Mỹ.
Thuế Mỹ khốc liệt: 'Chúng ta phải ứng xử như một nước lớn'

Thuế Mỹ khốc liệt: 'Chúng ta phải ứng xử như một nước lớn'

TPO - Trong bối cảnh thuế quan từ Mỹ căng thẳng, nói về sự thay đổi trong thời gian tới, chuyên gia kinh tế Nguyễn Quang Huy nhấn mạnh: "Đầu tiên chúng ta phải thích nghi, sau đó dẫn dắt sự thay đổi. Việt Nam hiện là một trong hơn 30 nền kinh tế lớn nhất thế giới, do vậy trong bối cảnh bây giờ chúng ta phải ứng xử như một nước lớn". 
Mỹ công bố thuế 46%, ngành hàng tỷ USD của Việt Nam 'bẻ lái' thế nào?

Mỹ công bố thuế 46%, ngành hàng tỷ USD của Việt Nam 'bẻ lái' thế nào?

TPO - Chính sách thuế quan của Mỹ dự báo sẽ ảnh hưởng lớn đến các nhóm ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào Mỹ như đồ điện tử, máy móc - thiết bị, dệt may, giày dép, đồ gỗ, thủy sản... Trong bối cảnh căng thẳng, các hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp đang nhanh chóng ứng phó bằng cách mở rộng thị trường xuất khẩu, tìm kiếm các đối tác tiềm năng khác.