Chuyện chỉ có ở Việt Nam: Giáo sư “rởm” xét duyệt ứng viên giáo sư “thật”

TPO - PGS.TS Nguyễn Ngọc Châu, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam vừa đưa ra những nghịch lý về giáo sư, phó giáo sư ở Việt Nam.

Theo PGS. TS Nguyễn Ngọc Châu, nghịch lý thứ nhất là: Bổ nhiệm GS, PGS để lấy danh hay vinh danh một người chứ không phải để người được bổ nhiệm GS, PGS thực thi nhiệm vụ nghiên cứu giảng dạy. Vì việc bổ nhiệm chức danh GS, PGS không xuất phát từ nhu cầu của Trường ĐH, Viện nghiên cứu.

Thứ hai, Việt Nam có số lượng GS, PGS được bổ nhiệm vào loại nhiều ở các nước Châu Á, đặc biệt so với các nước Đông Nam Á, nhưng vẫn không có ĐH  nào được xếp hạng top 300 của châu Á (Theo Higher Education, 2017). Trong khi hầu hết các nước Đông Nam Á khác như Singapore, Malaysia, Thailand, Indonesia, thậm chí Philippines đều có ĐH xếp hạng top 300 châu Á.

Thứ ba, GS, PGS ở Việt Nam mang danh cả đời. Các nước trên thế giới, GS, PGS chỉ là vị trí giảng dạy, nghiên cứu, khi về hưu hoặc chuyển sang việc khác thì thôi chức danh GS, PGS.

Thứ tư, nhiều người không dạy cũng chẳng nghiên cứu vẫn mang hàm GS, PGS

Thứ năm, về hưu vẫn đăng ký GS, PGS – chuyện lạ chỉ có ở Việt Nam.

Thứ sáu, nhiều GS, PGS được bổ nhiệm nhưng chỉ 30% có thể đạt chuẩn quốc tế (theo GS Đỗ Trần Cát, nguyên Tổng thư ký Hội đồng CDGSNN). Thực tế nếu tính chuẩn GS, PGS quốc tế phải có 50-100 công bố trên tạp chí thuộc danh sách ISI thì còn ít hơn nhiều.

Thứ bảy, nhiều GS, PGS nhưng ít sản phẩm khoa học. Ở các nước mỗi năm GS, PGS thường có trung bình 10 công bố/sáng chế ở VN trung bình mỗi năm 5-10 GS/PGS mới có 1 công bố ISI.

Thứ tám, yêu cầu nhiều chuẩn nhưng chất lượng vẫn thấp. Quy định chuẩn xét đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS ở Việt Nam vào loại nhiều chuẩn và phức tạp nhất thế giới nhưng mỗi năm xét được 500-600 GS, PGS mà đa số không đạt chuẩn quốc tế.

Nếu áp đúng tiêu chí GS, PGS Việt Nam thì GS Ngô Bảo Châu chắc chắn cũng không đạt chuẩn GS Việt Nam (vì ông đâu có đủ ít nhất 20 điểm công trình quy đổi, chưa đủ hướng dẫn chính thành công 2 tiến sĩ, chưa có sách, cũng chưa đủ thâm niên và số giờ dạy mỗi thâm niên)

Mặt khác, PGS. TS Nguyễn Ngọc Châu cũng cho rằng chỉ ở Việt Nam mới xét GS, PGS bằng tổng những số vô cảm: Điểm bài báo + Điểm sách + Điểm hướng dẫn NCS + Số giờ giảng dạy + Thâm niên giảng dạy + Tỷ lệ phiếu yêu/ghét. Tất cả xếp hàng ngang chỉ cần một trong các tiêu chí trên không đủ theo quy định thì không đạt GS, PGS.

Cùng một bài báo trên một tạp chí nhưng tính điểm khác nhau ở các Hội đồng khác nhau.

Để được xét GS, PGS các ứng viên phải chuẩn bị 3 bộ hồ sơ xét đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS. Đối với các ứng viên có nhiều bài báo công bố, nhiều sách, nhiều đề tài, nhiều hợp đồng giảng dạy, v.v.... thì bộ hồ sơ có thể nặng đến 50 kg.

Để được xét GS, PGS các ứng viên phải vượt qua 3 cấp hội đồng: Hội đồng chức danh GS cơ sở, Hội đồng chức danh GS ngành / liên ngành và Hội đồng chức danh GS nhà nước.

Giáo sư ‘rởm” xét cho ứng viên GS thật. GS “rởm” ở đây là giáo sư không đạt chuẩn quốc tế, không có kinh nghiệm nghiên cứu và công bố quốc tế lại đi thẩm định cho ứng viên đạt chuẩn quốc tế.

MỚI - NÓNG
TPHCM bỏ kiểm tra hiện trạng nhà ở khi sang tên sổ đỏ
TPHCM bỏ kiểm tra hiện trạng nhà ở khi sang tên sổ đỏ
TPO - Sở Tài nguyên Môi trường đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai TPHCM, các chi nhánh quận, huyện và TP. Thủ Đức không được kiểm tra hiện trạng khi giải quyết thủ tục đăng ký biến động đối với nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đã được chứng nhận quyền sở hữu trên giấy chứng nhận để tránh gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân.
Cận cảnh chợ truyền thồng gần 40 tuổi ở quận Đống Đa sắp được xây dựng lại
Cận cảnh chợ truyền thồng gần 40 tuổi ở quận Đống Đa sắp được xây dựng lại
TPO - UBND thành phố Hà Nội quyết định bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Đống Đa với 1 dự án: Xây dựng chợ Khâm Thiên với diện tích 0,0792 ha tại phường Khâm Thiên. Chợ sẽ được xây mới trên nền chợ hiện tại, tuy nhiên ở đây tiểu thương chủ yếu buôn bán bên vỉa hè quanh chợ, còn bên trong chủ yếu là để xe, tập kết hàng hóa.