Bộ Tài chính đề nghị tiếp tục thực hiện chi trả phụ cấp thâm niên nhà giáo

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
TPO - Từ 1/7, theo quy định của Luật Giáo dục sửa đổi 2019, phụ cấp thâm niên nhà giáo bị bãi bỏ. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho nhà giáo trong lúc chờ hướng dẫn, Bộ Tài Chính đồng ý với đề xuất của Bộ GD&ĐT là tiếp tục thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo.

Bộ Tài chính vừa có công văn trả lời Bộ GD&ĐT về việc thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo.

Theo đó, Bộ Tài chính có ý kiến cho hay Điều 76 Luật Giáo dục sửa đổi 2019 quy định về tiền lương “Nhà giáo được xếp lương phù hợp với vị trí việc làm và lao động nghề nghiệp; được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù theo nghề theo quy định của Chính phủ”.

Nội dung này phù hợp với quy định của Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp. Trong đó có quy định “Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức)”, tức là bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo (phụ cấp thâm niên nhà giáo).

Theo Bộ Tài chính, về nguyên tắc, từ thời điểm 1/7chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo quy định tại Luật Giáo dục 2019 và các văn bản có liên quan bị bãi bỏ; không còn chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo.

Tại thời điểm hiện tại, Chính phủ đang giao các cơ quan chức năng nghiên cứu báo cáo cấp có thẩm quyền về thời điểm thực hiện chế độ tiền lương mới theo Nghị quyết số 27-NQ/TW.

Bộ Tài chính đề nghị Bộ GD&ĐT báo cáo Chính phủ trình Quốc hội cho lùi thời gian thực hiện Điều 76 Luật Giáo dục 2019 cho đến khi chế độ tiền lương mới ban hành và có hiệu lực; theo đó tiếp tục thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo theo quy định tại Nghị định số 54 về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo và các văn bản hướng dẫn.

Trước đó, trong tháng 7 vừa qua, một số địa phương đã tạm dừng chi trả phụ cấp thâm niên nhà giáo. Điều này khiến các nhà giáo băn khoăn và lo lắng khi thu nhập hằng tháng bị giảm đáng kể.

MỚI - NÓNG
Báo Tiền Phong khởi công xây dựng 10 căn nhà tặng cựu thanh niên xung phong và hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn
Báo Tiền Phong khởi công xây dựng 10 căn nhà tặng cựu thanh niên xung phong và hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn
TPO - Nằm trong chuỗi hoạt động Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 66 - năm 2025 (Tiền Phong Marathon 2025), Ban tổ chức đã thực hiện Lễ khởi công xây dựng 10 căn nhà nhân ái tặng cựu thanh niên xung phong (TNXP) và hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. 
'Với niềm tự hào trào dâng, các vận động viên sẽ tạo nên một ngày thi đấu bùng nổ'
'Với niềm tự hào trào dâng, các vận động viên sẽ tạo nên một ngày thi đấu bùng nổ'
TPO - Chứng kiến Lễ Thượng cờ thiêng liêng và đầy xúc động của Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 66 - năm 2025 (Tiền Phong Marathon 2025), ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Trưởng phòng Thể thao thành tích cao 1, Tổng Thư ký Liên đoàn điền kinh Việt Nam - Phó trưởng Ban tổ chức, Tổng Giám sát, tin tưởng hơn 7.000 vận động viên sẽ có một ngày thi đấu xuất sắc, tạo nên những bước đột phá mới cho bản thân. 
Việt Nam: Hơn 100.000 người tử vong mỗi năm liên quan đến thuốc lá
Việt Nam: Hơn 100.000 người tử vong mỗi năm liên quan đến thuốc lá
TPO - Mỗi năm, Việt Nam ghi nhận hơn 103.000 ca tử vong liên quan đến thuốc lá – một con số không chỉ phản ánh hậu quả nghiêm trọng của việc hút thuốc mà còn cho thấy gánh nặng khổng lồ mà thuốc lá đặt lên hệ thống y tế, kinh tế và môi trường. Không chỉ là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý nguy hiểm, ngành công nghiệp thuốc lá còn góp phần tàn phá môi trường và đẩy nhanh quá trình biến đổi khí hậu.
Bình luận

Hoàng Thị Thơ

Thật là buồn khi giáo viên bị cắt phụ cấp thâm niên. Nhg nỗi buồn hơn nữa là từ khi vào ngành mà tiền phụ cấp chưa được hưởng. Tới nay là 17 năm 9thg chưa một đồng nào. Thất vọng lắm ạk.

Thích Trả lời

Có thể bạn quan tâm

Khi học phí là 'cần câu cơm' của các trường

Khi học phí là 'cần câu cơm' của các trường

TP - Chương trình chất lượng cao có mục tiêu ban đầu là thúc đẩy năng lực cạnh tranh của sinh viên Việt Nam trên thị trường lao động khu vực. Nhưng thực tế cho thấy đây chỉ là “cần câu cơm” của các trường đại học công lập bởi có cơ chế tự chủ, thu học phí cao thay vì theo mức trần do Nhà nước quy định.