Giảng viên 9X tài năng của Học viện Ngoại giao

Giảng viên 9X tài năng của Học viện Ngoại giao
Nguyễn Đăng Tiến (Bi Talentueux) thành thạo 6 loại nhạc cụ, là nghệ sĩ đàn violon và sắp tới sẽ trở thành giảng viên tiếng Anh trường Ngoại giao.

Giảng viên 9X tài năng của Học viện Ngoại giao

Nguyễn Đăng Tiến (Bi Talentueux) thành thạo 6 loại nhạc cụ, là nghệ sĩ đàn violon và sắp tới sẽ trở thành giảng viên tiếng Anh trường Ngoại giao.

Học giỏi, năng động, thành thạo 6 nhạc cụ, thường xuyên biểu diễn violin trong các chương trình nghệ thuật, tự mở lớp dạy violin miễn phí… là những điểm đặc biệt tạo nên chàng trai cá tính này.

Giảng viên 9X đa tài Nguyễn Đăng Tiến - Bi Talentueux.
Giảng viên 9X đa tài Nguyễn Đăng Tiến - Bi Talentueux..
 

- Cái tên Bi Talentueux khá đặc biệt, nó có ý nghĩa gì với Đăng Tiến?

- Bi là nickname mà mọi người thường gọi mình. Còn Talentueux trong tiếng Pháp có nghĩa là tài năng. Tên như vậy không phải tự nhận mình tài năng đâu nhé (cười), mà là vì mình muốn mỗi khi nhìn vào nó mình sẽ có động lực và trách nhiệm để phấn đấu và rèn luyện trở thành một con người tài năng. Hơn nữa, dù tiếng Anh là chuyên ngành và là niềm đam mê ngôn ngữ lớn nhất của mình nhưng mình thấy tiếng Pháp cũng rất đẹp và lãng mạn, nên mình đã chọn nickname này.

- Hình ảnh Bi Talentueux được nhiều bạn trẻ biết đến gắn với cây đàn violin, bạn có thể chia sẻ cơ duyên đến với bộ môn này?

- Mình tập violin tới nay đã là năm thứ 7. Dù đối với hầu hết những môn năng khiếu khác, mình đều học từ khi còn nhỏ xíu, nhưng mình lại dành nhiều đam mê nhất cho violin.

Mình bắt đầu yêu thích violin sau khi nghe tổ khúc Bốn mùa của nhà soạn nhạc Antonio Vivaldi. Nhưng số tiền để sở hữu một cây đàn violin với một học sinh thời ấy không hề nhỏ. Mình đã tự dành dụm và hơn 1 năm mình mới có được một cây đàn. Sau đó cũng rất khó khăn vì học phí học violin không hề rẻ. May sao mình đã tìm được một cô giáo là giảng viên tại trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội. Đến nay mình đã theo học cô được 5 năm rồi.

Để làm chủ được cây đàn violin là việc không hề đơn giản. Violin được mệnh danh là nữ hoàng nhạc cụ và là nhạc cụ khó chơi nhất trong bộ đàn dây. Mình thường phải dành rất nhiều thời gian để tập luyện ở nhà.

Việc tham gia CLB Âm nhạc Học viện Ngoại giao và các ban nhạc trẻ cũng cho mình rất nhiều cơ hội được đứng trên sân khấu và biểu diễn. Đó cũng là động lực rất lớn cho quá trình tập luyện violin.

Biểu diễn violin chào đón các Đại sứ quán tại Nhà khách Chính phủ - Bộ Ngoại giao
Biểu diễn violin chào đón các Đại sứ quán tại Nhà khách Chính phủ - Bộ Ngoại giao.
 

- Tham gia rất nhiều chương trình nghệ thuật từ cấp đoàn thể đến chính phủ, Bi có kỷ niệm nào đáng nhớ nhất?

- Có một lần vì vội chuẩn bị cho một show diễn lớn nên mình đã tập violin gần như liên tục trong 8 tiếng và hậu quả là đến tiếng thứ 8 một dây đàn đã đứt và bắn vào mặt khiến mình chảy máu.

- Với tuổi đời còn rất trẻ, tại sao bạn lại quyết định lựa chọn nghề giáo viên?

- Quyết định theo đuổi nghề giáo viên đến với mình cũng tình cờ, như một cơ duyên vậy. Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/2012, mình bất ngờ nhận được một bó hoa rất đẹp từ các bạn học sinh của lớp violin mình dạy. Giây phút ấy làm mình cảm động và cứ đeo bám suốt cả ngày. Ước mơ trở thành một người thầy nảy nở từ đó.

Ngoài violin, Bi còn biết chơi guitar, piano, flute, organ, trống.
Ngoài violin, Bi còn biết chơi guitar, piano, flute, organ, trống..
 

Vốn có tình yêu vô bờ với Học viện Ngoại giao, mình đã hạ quyết tâm theo đuổi. Và cho tới hôm nay, mình vẫn đang miệt mài rèn luyện và phấn đấu để sắp tới trở thành giảng viên chính thức của Học viện Ngoại giao.

- Khoảng cách tuổi tác giữa thầy và trò không quá chênh lệch, bạn lo lắng điều gì?

- Thật sự đó không phải là mối lo lắng của mình, thậm chí mình còn cho rằng đó là một lợi thế. Kinh nghiệm giảng dạy của mình chưa nhiều nhưng với tâm lý trẻ trung của một sinh viên vừa ra trường, mình sẽ dạy học trò của mình theo cách mà các em ấy mong muốn.

- Giữa công việc đứng trên bục giảng và đứng trên sân khấu, Bi thích cái nào hơn?

- Mình yêu thích cả hai như nhau. Một bên là đam mê nghề nghiệp còn một bên là đam mê nghệ thuật. Mình sẽ cố gắng duy trì cả hai một cách hợp lý nhất.

Chàng trai 9X nuôi đam mê làm giảng viên Tiếng Anh
Chàng trai 9X nuôi đam mê làm giảng viên Tiếng Anh.
 

- Vậy còn thời gian học tại Wellington - New Zealand của bạn có gì thú vị?

- Tuyệt vời! Đó là những gì mình có thể nói về thời gian học tập tại đây. Dù ở Wellington không dài nhưng mình có thể cảm nhận được cuộc sống ở một đất nước đứng thứ 3 thế giới về chất lượng sống. Con người nơi đây chan hòa và hiếu khách. Mình cảm thấy gần gũi và bình yên vô cùng. Nền giáo dục của họ cũng vô cùng phát triển. Mình đã học được rất nhiều, đồng thời cũng cảm thấy tự tin hơn để có thể trở về Việt Nam và cống hiến.

Hình ảnh của Bi tại New Zealand
Hình ảnh của Bi tại New Zealand.
 

- Về nước làm giảng viên, Bi có tiếp tục theo đuổi nghệ thuật trong tương lai?

- Có chứ. Cho dù không theo con đường chuyên nghiệp nhưng mình vẫn sẽ cố gắng rèn luyện nghệ thuật để có thể cống hiến sức mình cho phong trào đoàn thể trong trường đại học cũng như các hoạt động xã hội. Với mình, nghệ thuật là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống.

Theo Vân Ngọc
Vnexpress

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG