Giám đốc Sở Y tế Hà Nội: Dự báo 1.000 ca dương tính SARS-CoV-2/ngày

0:00 / 0:00
0:00
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà
TPO - Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà cho biết, trong giai đoạn vừa qua, dịch bệnh trên địa bàn thành phố diễn biến phức tạp. Trong thời gian gần đây, đặc biệt từ 11/10 ca mắc tăng cao, riêng ngày 6/12 là 774 ca. Bà Hà dự báo tình hình số ca tiếp tục tăng cao, có thể 1.000 ca/ngày.

Sáng 9/12, tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 3 HĐND thành phố Hà Nội, các đại biểu đặt câu hỏi về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong năm qua, định hướng của thành phố trong giai đoạn tới.

Đại biểu Nguyễn Thanh Bình nêu vấn đề, từ khi thực hiện Nghị quyết 128 đến nay, số ca mắc bình quân 3 con số/ngày. Ông Bình đề nghị Giám đốc Sở Y tế nêu dự báo tình hình dịch ở Thủ đô thời gian tới, đặc biệt trong diễn biến xuất hiện biến chủng Omicron như thế nào? Giải pháp quản lý F1, điều trị F0 tại nhà ra sao?

"Dịch đã lây lan trong cộng đồng, lây nhiễm cao tại tất cả quận huyện; có thể xuất hiện biến chủng Omicron, khả năng lây nhiễm rất nhanh. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm 2 mũi đã rất cao, hầu hết ca bệnh nhẹ và không có triệu chứng có thể điều trị tại nhà, tại trạm y tế lưu động" - Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà.

Đại biểu Nguyễn Quang Thắng cho biết, hiện thành phố đã xây dựng nhiều kịch bản phòng chống dịch, trong đó có 100.000 ca F0. Ông đặt câu hỏi về khả năng hiện tại để đáp ứng số giường ở cấp độ 4 như nào? Khả năng vận chuyển cứu thương trường hợp có 100.000 ca bệnh? Giải pháp nâng cao năng lực xét nghiệm, trả kết quả đúng hạn ra sao?

Đại biểu Nguyễn Thanh Nam đặt vấn đề Sở Y tế có tham mưu gì để thành phố có giải pháp nâng cao năng lực, chất lượng cho hệ thống y tế cơ sở?

Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà cho biết, trong giai đoạn vừa qua, dịch bệnh trên địa bàn thành phố diễn biến phức tạp. Thời gian gần đây, đặc biệt từ 11/10 ca mắc tăng cao, riêng ngày 6/12 là 774 ca. Dự báo tình hình số ca tiếp tục tăng cao, dự báo 1.000 ca/ngày.

Theo bà Hà, dịch đã lây lan trong cộng đồng, lây nhiễm cao tại tất cả quận huyện; có thể xuất hiện biến chủng Omicron, khả năng lây nhiễm rất nhanh. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm 2 mũi đã rất cao, hầu hết ca bệnh nhẹ và không có triệu chứng có thể điều trị tại nhà, tại trạm y tế lưu động.

Nói về nguyên nhân, Giám đốc Sở Y tế cho hay, do mầm bệnh ở cộng đồng, địa hình phức tạp, giao thương, sản xuất kinh doanh trở lại, người nhập cảnh, khí hậu mùa đông xuân thuận lợi để vi rút phát triển, tâm lý chủ quan của người dân khi đã tiêm vắc xin…

Song bà Hà cho rằng, nếu quyết tâm, tập trung, có giải pháp đồng bộ, đồng thuận của người dân thì vẫn cơ bản kiểm soát được.

Về biến chủng Omicron, bà Hà nói, biến chủng này ghi nhận nhiều nơi trên thế giới, có nhiều đột biến gen nhất, dự báo lây lan mạnh hơn, tái nhiễm nhiều hơn, tuy nhiên chưa có dữ liệu chứng minh có thể gây bệnh nặng hơn. Theo thông tin thì vắc xin vẫn có bảo vệ được.

Tại Hà Nội dù chưa ghi nhận, nhưng sở vẫn liên tục cập nhật thông tin để có giải pháp phù hợp, tăng cường tập huấn, cập nhật kiến thức để có thể ứng phó. Sở cũng chỉ đạo CDC phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư giải mã biến chủng gen các trường hợp nghi ngờ, đề nghị dừng các chuyến bay về từ các quốc gia có biến chủng này.

Thành phố đã có giải pháp đáp ứng điều trị 100.000 ca bệnh, phân luồng khoa học làm sao không quá tải. Bệnh nhân nhẹ không triệu chứng điều trị tại nhà, tại cơ sở, thành lập các cơ sở thu dung tuyến thành phố, đáp ứng khoảng 22.000, quận huyện là 7.000; các bệnh viện điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch thì 8.000 giường…

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nêu nhiều giải pháp thời gian tới như kiên định khoanh vùng, truy vết, dập dịch. Đảm bảo an toàn cho các tuyến y tế từ cơ sở, để người dân có thể tiếp cận dịch vụ y tế từ sớm, từ xa. Giảm tỷ lệ bệnh nhân nặng, quá tải cho các bệnh viện tuyến trên; nhân lực, trang thiết bị, y tế, ô xy, tập huấn để sẵn sàng đáp ứng. Thực hiện tiêm vắc xin cho người dân chưa đủ tiêm 2 mũi, có kế hoạch tiêm mũi 3 theo phân bổ của Bộ Y tế, ưu tiên người già, người có thai, bệnh lý nền, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý F0, xét nghiệm…

Bà Trần Thị Nhị Hà chia sẻ, thành phố đã có giải pháp đáp ứng điều trị 100.000 ca bệnh, phân luồng khoa học làm sao không quá tải. Bệnh nhân nhẹ không triệu chứng điều trị tại nhà, tại cơ sở, thành lập các cơ sở thu dung tuyến thành phố, đáp ứng khoảng 22.000, quận huyện là 7.000; các bệnh viện điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch thì 8.000 giường…

Lãnh đạo Sở Y tế khuyến cáo bệnh viện tuyến trên không tiếp nhận bệnh nhân nhẹ không có triệu chứng để tránh quá tải.

Cơ số thuốc thành phố cũng chuẩn bị đầy đủ, cấp phát cho người điều trị tại nhà, tại cơ sở y tế lưu động. Cả thuốc A, B, C, thuốc kháng virus, sẵn sàng đáp ứng cho người dân.

Giám đốc Sở Y tế cũng khẳng định, việc điều trị F0, cách ly F1 tại nhà là quyết định quan trọng của thành phố. Đã rà soát 2,1 triệu hộ gia đình, có 805.000 hộ đủ điều kiện; hiện cách ly khoảng 21.000 F1 và điều trị 150 F0 tại nhà.

Bà cho biết, hệ thống y tế cơ sở vừa qua thực hiện nhiều nhiệm vụ như xét nghiệm, truy vết, khoanh vùng... hiện nay lại thêm quản lý các trường hợp cách ly điều trị tại nhà.

“Đây là lực lượng tuyến đầu của tuyến đầu, 2 năm vừa qua không nghỉ ngơi. Mỗi trạm y tế thì chỉ có 5 – 10 người mà phục vụ hàng nghìn, hàng vạn người dân. Cơ sở vật chất còn xuống cấp, nhân lực không thu hút được người có trình độ cao. Quá tải về nhân lực, không đáp ứng được về nhân lực”, bà Hà nói đồng thời cho rằng, nên có chính sách khuyến khích, thu hút nhân lực chất lượng cao về tuyến y tế cơ sở.

Về kịch bản 100.000 ca bệnh, bà Hà cho biết, thành phố đảm bảo 1.000 giường cấp cứu; huy động thêm 1.000 giường từ các bệnh viện T.Ư, đảm bảo đầy đủ trang thiết bị, ôxy.

Về năng lực vận chuyển xe cứu thương, bà Hà cho biết, Trung tâm 115 điều phối trên địa bàn. Sở Y tế phối hợp với Sở GTVT, đưa ra mô hình doanh nghiệp vận tải F0, F1, chuẩn bị 1.200 xe hành khách hoán cải thành xe vận chuyển người bệnh.

Bà Hà nhấn mạnh, với việc phân luồng, phân tuyến, điều trị tại nhà sẽ giảm áp lực cho vận chuyển bệnh nhân. Các bệnh viện tuyến quận, huyện cũng có xe cứu thương. Hơn nữa, 80 – 90% bệnh nhân hiện nay ở thể nhẹ, được điều trị tại cơ sở và tại nhà nên không quá tải về vận chuyển.

"Về kịch bản 100.000 ca bệnh, thành phố đảm bảo 1.000 giường cấp cứu; huy động thêm 1.000 giường từ các bệnh viện T.Ư, đảm bảo đầy đủ trang thiết bị, ôxy" - Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà.

MỚI - NÓNG
Mưa lớn gây ngập ở Hà Tĩnh
Mưa lớn gây ngập ở Hà Tĩnh
TPO - Mưa lớn kéo dài cùng nước từ thượng nguồn đổ về đã gây ngập úng, chia cắt giao thông một số khu vực ở Hà Tĩnh. Ngành chức năng địa phương đã xả tràn các hồ chứa để ứng phó mưa lũ có thể xảy ra.