> Ngân hàng CSXH không có chức năng tìm kiếm mộ liệt sĩ
> Ngân hàng Chính sách nói về cất bốc 'hài cốt liệt sĩ'
“Cậu Thủy” (người chỉ tay) làm lễ áp vong nhập hồn. |
Theo Sở LĐTB&XH tỉnh Đắk Lắk, sự việc manh nha năm 2011, khi ông Dương Quyết Thắng, Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam (NH), nhờ “cậu Thủy” (ông Nguyễn Thanh Thúy ở thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) tìm thấy hài cốt của cha là liệt sĩ Dương Văn Mừng tại xã Ea H’Leo, huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk.
“Cậu Thủy” nói: Khu vực này còn rất nhiều hài cốt liệt sĩ (HCLS) chưa được quy tập. Sau vụ này, NH bắt đầu đề xuất tìm kiếm HCLS trên quy mô lớn, với tinh thần “phát tâm”, đền ơn đáp nghĩa.
Tại Đắk Lắk, NH lên kế hoạch tìm kiếm khá chi tiết về ngày giờ tìm kiếm, cất bốc, giao hài cốt và phối hợp các ban ngành làm lễ truy điệu, an táng tại nghĩa trang tỉnh.
Cùng đi với đoàn còn có 3 người nhận là đồng đội của các chiến sĩ đã hy sinh tại chiến trường Tây Nguyên, gồm: Ông Nguyễn Văn Toản (Trung đoàn 9, Sư 320, Quân đoàn 3 – nay ở Đồng Nai), ông Mai Khắc Dư (Tiểu đội 1, Trung đội 3, Đại đội 16, Sư 324 – nay ở Gia Lai) và ông Trương Quốc Khởi (Đại tá, nguyên Chính trị viên phó đơn vị C1, D101, E33 thuộc mặt trận B3 Tây Nguyên – nay trú tại Hà Tĩnh).
Những điểm đáng ngờ
Trong đợt khai quật đầu tiên từ ngày 28 đến 30/12/2012, dưới sự chỉ huy của “cậu Thủy”, đoàn quy tập đào 10 vị trí ở Ea Hleo, tìm được 31 bộ hài cốt với hình thức áp vong nhập hồn vào cán bộ, công nhân viên của NH. Đoàn tìm thấy một số di vật có khắc tên, quê quán liệt sĩ, nhiều huy hiệu chiến thắng và các mảnh xương sọ, xương cục, xương ống chân... Ngoài ra, còn tìm thấy nhiều bi đông, dép cao su, dây lưng.
Đợt 2, từ ngày 6 đến 9/3/2013, “cậu Thủy” quy tập được 42 bộ hài cốt. Theo sổ nhật ký quá trình quy tập liệt sỹ, chiều 6/3, tại Nhà tưởng niệm Liệt sỹ xã Ea H’leo, “cậu Thủy” đăng đàn làm lễ để các liệt sỹ nhập hồn vào một số cán bộ NH.
Việc quy tập HCLS tại huyện Ea H’leo có rất nhiều điều lạ đáng nghi vấn: thứ nhất, là việc cất bốc chỉ tiến hành vào ban đêm và do người của ngân hàng đảm nhận; thứ hai, có nhiều hố rất nhỏ, nhưng lại phát hiện có 7 đến 9 hài cốt và chỉ có 1, 2 mẫu xương. Chính ủy Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Đắk Lắk, Đại tá Trịnh Văn Tâm |
Một cán bộ ngân hàng được cho là nhập hồn liệt sỹ Nguyễn Văn Hưng đã chỉ 3 địa điểm có HCLS. Việc áp vong và xác định vị trí các hố chôn tập thể đều được làm vào ban ngày, tuy nhiên, việc đào và hốt cốt thì “cậu” chỉ đạo phải làm vào buổi tối.
Đại tá Trịnh Văn Tâm, Chính ủy Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Đắk Lắk, nhận định: “Việc quy tập HCLS tại huyện Ea H’leo có rất nhiều điều lạ đáng nghi vấn. Thứ nhất, việc cất bốc chỉ tiến hành vào ban đêm và do người của ngân hàng đảm nhận. Thứ hai, có nhiều hố rất nhỏ, nhưng lại phát hiện có 7 đến 9 hài cốt và chỉ có 1, 2 mẫu xương. Và cả hai đợt tìm kiếm, quy tập này đều rơi vào dịp các đồng chí chỉ huy đơn vị đều đi công tác. Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh không tham gia, đơn vị chỉ tham gia rà bom mìn theo chỉ đạo của UBND tỉnh chứ không tìm kiếm theo tâm linh. Vụ việc này cần có cơ quan chức năng vào cuộc để xác định, mà chủ công phải là cơ quan công an”.
Giám định ADN
Theo bà Mai Hoan Niê Kdăm, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, tỉnh sẽ gấp rút giám định ADN các bộ hài cốt để xác định rõ ràng, trả lại sự trong sạch cho nghĩa trang, quyết không để kẻ lừa đảo làm ô uế anh linh các liệt sĩ.
Trước đó, Sở LĐ-TB&XH báo cáo Cục Người có công (Bộ LĐ-TB&XH) rằng, trong quá trình quy tập, Sở đã có kế hoạch phối hợp Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Đắk Lắk lấy mẫu sinh phẩm giám định ADN. Tuy nhiên, quần chúng nhân dân tham gia đề nghị không lấy mẫu sinh phẩm, nên Sở không lấy mẫu sinh phẩm, tiếp nhận và an táng hài cốt tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh.
Sau đó, Sở LĐ-TB&XH xin ý kiến của Cục Người có công về việc lấy sinh phẩm xét nghiệm ADN nhưng Cục Người có công chưa cho phép lấy mẫu vì toàn bộ hài cốt đã được an táng tại nghĩa trang liệt sỹ và được xây mộ theo quy hoạch của nghĩa trang.
Không có liệt sỹ Quân đoàn 3
Theo xác minh của Sở LĐ-TB&XH Đắk Lắk, năm 1965, đơn vị của ông Trương Quốc Khởi vào Tây Nguyên chiến đấu, đến năm 1967, có một đơn vị ở miền Bắc được bổ sung vào Trung đoàn 33 thuộc đơn vị của ông Khởi làm nhiệm vụ chiến đấu ở cánh nam mặt trận Tây Nguyên. Trong giai đoạn 1967-1972, C1, D101, E33 là đơn vị chốt giữ công khai ở xã Ea H’leo, nhằm ngăn địch chi viện giữa Buôn Ma Thuột và Pleiku. Vì vây, số hài cốt được tìm thấy thuộc đơn vị này.
Tuy nhiên, mới đây, Cục Chính trị, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 có văn bản gửi Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Đắk Lắk khẳng định, qua nghiên cứu tài liệu, không thấy có đơn vị nào và trận đánh nào của Quân đoàn 3 tại khu vực cầu 110 huyện Ea H’leo; cũng không có thông tin về liệt sỹ được mai táng tại khu vực này.
Toàn bộ hồ sơ 328 liệt sỹ thuộc Trung đoàn 33 - Mặt trận Tây Nguyên - Quân đoàn 3 hy sinh năm 1968 ở Đắk Lắk đã được bàn giao cho Bộ chỉ huy quân sự Đắk Lắk.
Trên trang web của Ngân hàng chính sách (NHCS) cuối ngày 30/10, ông Đoàn Văn Khải - Chủ tịch Công đoàn (NHCS) đã đăng đàn trả lời phỏng vấn của chính PV trang web về vụ việc này. Bài báo có tít dẫn: Nhà tâm linh” bị bắt vì nghi án làm giả hài cốt liệt sỹ để chiếm đoạt tài sản: “Công đoàn NHCSXH nói gì?” Trong đó vị lãnh đạo công đoàn NHCS đã nói về lý do của sự tham gia cũng như cách thức đơn vị này phối hợp nhờ “nhà tâm linh” Nguyễn Thanh Thúy (tức “cậu” Thủy) tìm kiếm hài cốt liệt sỹ. Tuy nhiên, vào lúc 17h30 chiều 31/10 bài báo đã được rút xuống. |