Giải đua ngựa không yên kỳ thú của hàng chục kỵ mã người Lạch

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Giải đua ngựa không yên huyện Lạc Dương lần thứ nhất - năm 2022 thu hút 32 nài ngựa người Lạch tham gia. Những cuộc bứt tốc ngoạn mục của các con ngựa bản địa khiến đông đảo du khách và người dân địa phương reo hò phấn khích.
Giải đua ngựa không yên kỳ thú của hàng chục kỵ mã người Lạch ảnh 1

Đua ngựa không yên ven hồ Suối vàng

Ngày 11/12, trên cung đường đua uốn lượn trên sườn đồi ven hồ thủy điện Đa Nhim thượng thơ mộng, 32 con ngựa của tộc người Lạch (một nhánh của dân tộc K’Ho) đã tham gia giải đua ngựa không yên huyện Lạc Dương lần thứ nhất - năm 2022.

Những bộ trang phục bằng thổ cẩm đẹp mắt càng làm nổi bật sự phong trần, phóng khoáng của các chàng trai người Lạch.

Giải đua ngựa không yên kỳ thú của hàng chục kỵ mã người Lạch ảnh 2

Kỵ mã mặc trang phục truyền thống để tham gia cuộc đua

32 con ngựa tham gia giải đấu là loài ngựa sinh trưởng tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Lạc Dương, được tuyển chọn, huấn luyện từ những đàn ngựa vẫn thường rong ruổi gặm cỏ hoặc phi nước đại khắp núi đồi trong những cuộc thách đấu của trai làng.

Giải đua ngựa không yên kỳ thú của hàng chục kỵ mã người Lạch ảnh 3

Đoàn kỵ mã tiếp cận trường đua

Giải đua rất hấp dẫn bởi độ khó và tính mạo hiểm: Các kỵ mã không được dùng yên ngựa để cố định thế ngồi, cũng không có bàn đạp chân, chỉ điều khiển ngựa bằng đôi chân và dây cương làm từ thừng bện.

Giải đua ngựa không yên kỳ thú của hàng chục kỵ mã người Lạch ảnh 4

Toàn cảnh trường đua

Ông Cil Poh - Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương, cho hay: Từ thuở xưa, dân tộc Lạch đã nổi tiếng cưỡi ngựa giỏi nhất Tây Nguyên, còn giống ngựa Lạch vốn có nguồn gốc hoang dã nên rất trái tính trái nết, do đó, các kỵ mã phải có nhiều năm chăm sóc, tập điều khiển chúng.

Giải đua ngựa không yên kỳ thú của hàng chục kỵ mã người Lạch ảnh 5

Thi đấu quyết liệt

“Nếu không thành thạo các kỹ năng và điều khiển ngựa khéo léo thì khả năng xảy ra chấn thương rất cao. Nhất là ở những khúc cua gấp, nếu non tay, nài ngựa sẽ bị ngã, có khi còn bị ngựa đè lên người hoặc nghiêm trọng hơn là kéo lê một quãng đường dài”, anh K’Truik chia sẻ. Anh là một kỵ mã nổi tiếng trong cộng đồng người dân tộc thiểu số ở Lạc Dương.

Giải đua ngựa không yên kỳ thú của hàng chục kỵ mã người Lạch ảnh 6

Những cú bứt tốc ngoạn mục

Giải đua diễn ra khá sôi nổi và hấp dẫn, đặc biệt là những màn bứt tốc “xé gió” để về đích. Đông đảo người dân địa phương và du khách đến xem, reo hò cổ vũ các kỵ mã ở cả vòng loại và chung kết.

Giải đua ngựa không yên kỳ thú của hàng chục kỵ mã người Lạch ảnh 7

Nhiều khán giả đến dự khán và cổ vũ cuộc đua

“Từ lâu, người Lạch đã sử dụng ngựa trong đời sống sản xuất, sinh hoạt… do đó huyện tổ chức giải đua này để vừa phục vụ cuộc sống người dân, lưu giữ văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số vừa đa dạng sản phẩm văn hóa phục vụ du khách”, ông Lê Chí Quang Minh - Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương, cho biết.

Kết quả chung cuộc, giải nhất thuộc về ngựa đua số 19, giải nhì ngựa số 21, giải ba ngựa số 22 và giải khuyến khích thuộc về ngựa đua số 14.

MỚI - NÓNG
Tấm biển đá có lỗi kỹ thuật đã được cơ quan chức năng di dời.
Ngành chức năng thông tin về tấm biển ghi 'Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá'
TPO - Ngày 20/4, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Thanh Hoá cho biết, đã có báo cáo gửi UBND tỉnh Thanh Hóa kết quả kiểm tra, rà soát lại toàn bộ sự việc liên quan đến tấm biển đá ghi "Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa" ở di tích lịch sử Quốc gia nghè Vẹt, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc.
Nhan sắc nổi bật của tân Hoa khôi Miss Gia Định
Nhan sắc nổi bật của tân Hoa khôi Miss Gia Định
TPO - Vượt qua 11 thí sinh khác và chinh phục khán giả bằng sự duyên dáng, tài năng và ứng xử tự tin, thông minh, thí sinh Nguyễn Thị Hằng – sinh viên năm 4 ngành Marketing đã đăng quang ngôi vị Hoa khôi cuộc thi Miss Gia Định và Học sinh tài năng 2024.